Tóm tắt - Do tác động của biến đổi khí hậu, vấn đề thiếu hụt nguồn nước tưới là mối đe dọa hiện hữu đối với ngành sản xuất lúa gạo. Trong bài viết này, tác giả trình bày việc thiết kế và triển khai hệ thống giám sát và điều khiển phục vụ canh tác lúa theo kỹ thuật tưới nước tiết kiệm ướt và khô xen kẽ AWD t ại Đồng bằng Sông Cửu Long. Hệ thống được xây dựng dựa trên cấu trúc mạng Internet của vạn vật (IoT) cho phép người trồng lúa theo dõi các thông số môi trường như nhiệt độ, ẩm độ không khí, cường độ ánh sáng, độ ẩm đất và mực nước đồng ruộng một cách tự động 24/7. Với tính năng điều khiển thiết bị bơm nước từ xa, hệ thống cho phép nông dân quản lý việc tưới tiêu ruộng lúa một cách thuận tiện và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu sẽ được tiếp tục cải tiến và tối ưu để có thể ứng dụng vào canh tác lúa theo cánh đồng mẫu lớn cũng như các mô hình ứng dụng nông nghiệp thông minh tại Việt Nam. Abstract - Due to the impacts of climate change, the problem of water scarcity is an existential threat to rice cultivation. In this paper, the authors present the design and deployment of a remote monitoring and control system for rice cultivation using the Alternate Wetting and Drying irrigation method (AWD) in Mekong Delta. The designed system is an IoT-based system providing the ricegrowers with the ability to automatically supervise environmental parameters of paddy rice fields such as air temperature and humidity, sunlight intensity, soil moisture and water level on a 24/7 basis. With the function of controlling the water pumpers remotely, the designed system allows farmers to manage the irrigation of their rice fields conveniently and effectively. The research results will be further improved and optimized to be applicable to large-scale rice cultivation as well as application models of smart agriculture in Vietnam
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên