Xác định tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh tại tỉnh An Giang bằng phương pháp cắt ngang avà chu trình phát triển của bò chét do Ctenocephalides canis được thực hiện với 4 lứa tuổi với 2 phương thức chăn nuôio tại địa bàn khác nhau trong tỉnh An Giabng từ tháng 11/2016 đến tháng 10/2017. Kết quả cho thấy rằng: Chó nhiễm ngoại ký sinh với tỷ lệ nhiễm là 42,11%. Về lứa tuổi cho thấy tất cả lứa tuổi đều nhiễm ngoại ký sinh trùng. Tỷ lệ nhiễm ngoại ký sinh ở chó giảm dần theo lứa tuổi, chó nhiễm ngoại ký sinh cao nhất ở giai đoan dưới 6 tháng tuổi (64,18), thấy nhất ở giai đoạn trên 24 tháng tuổi (27,93). Về tỷ lệ nhiễm theo phương thức nuôi cho thấy chó nuôi thả rông nhiễm ngoại ký sinh (50,59%) cao hơn chó diện nuôi nhốt (29,00%). Có 6 loài ngoại ký sinh được tìm thấy: 2 loài ve là Rhipicephalus sanguineus và Boophilus microplus; 2 loài bọ chét là Ctenocephalides canis, Ctenocephalides felis felis, 1 loài Demodex canis và Sarcoptes scabiei var canis; trong đó loài Rhipicephalus sanguineus nhiễm cao nhất (41,64%), kế đến là loài Ctenocephalides canis (36,06%), loài Boophilus microplus và Ctenocephalides felis felis lần lượt có tỷ lệ nhiễm là 9,37% và 9,73%; thấp nhất là Demodex canis (7,71%) và Sarcoptes scabiei var canis (2,25%). Ở điều kiện nhiệt độ (25-27oC) và ẩm độ 7-75% trứng bọ chét nở thành ấu trùng sau 7 ngày với tỷ lệ cao nhất 93.55%, tỷ lệ sống sót của ấu trùng là 65,92%, tỷ lệ nở của kén là 51,91% sau 10 ngày thí nghiệm. Chu trình phát triển của bò chét Ctenocephalides canis hoàn thành vòng đời là 21,57±4,58 ngày
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên