Sự đa dạng nguồn tài nguyên thực vật là nền tảng cho đánh giá đề xuất quản lý khai thác tài nguyên lâm sản ngoài gỗ hiệu quả và bền vững vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tính đa dạng về thành phần loài và các bậc taxon dựa theo các loại đất tại vùng Bảy Núi. Bên cạnh đó xác định dạng sống, bộ phận sử dụng, giá trị sử dụng và giá trị bảo tồn thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra, giám định loài, phân tích đa dạng, phân nhóm gía trị sử dụng theo tài liệu chuyên ngành. Kết quả đã ghi nhận được 386 loài, 306 chi, 108 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Gnetophyta, Magnoliophyta và Pteridophyta. Trong đó, hầu hết các loài LSNG khảo sát được đều hiện diện ở đất núi (LPlidy), trong khi đất cát (ARmo) có 113 loài thuộc 94 chi trong 67 họ hiện diện. Có 8 họ đa dạng về loài được xác định gồm: Đậu (Fabaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Cúc (Asteraceae), Cà phê (Rubiaceae), Gừng (Zingiberaceae), Lúa (Poaceae), Tiết dê (Minispermaceae), Trúc đào (Apocynaceae). 4 nhóm thực vật của lâm sản ngoài gỗ có công dụng chính được xác định là dược liệu (374 loài), thực phẩm (55 loài), lấy sợi (17 loài) và làm cảnh (19 loài). Một số giải pháp bảo tồn và khai thác lâm sản ngoài gỗ đã được đề xuất nhằm phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn tài nguyên LSNG ở Bảy Núi nói riêng.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên