Thí nghiệm (TN) đánh giá ảnh hưởng của 2 loại axit hữu cơ Menacid và Poulacid dạng đơn và hỗn hợp bổ sung trong khẩu phần lên tăng trưởng của gà Tam Hoàng giai đoạn 1-28 ngày tuổi. TN được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức (NT) là ĐC: Thức ăn cơ sở (TACS) không bổ sung chế phẩm axit hữu cơ là khẩu phần đối chứng; Men0.8: TACS + 0,8 g Menacid/kg TA; Men1.0: TACS + 1 g Menacid/kg TA; Pou1.0: TACS + 1 g Poulacid/kg TA; Pou1.5: TACS + 1,5 g Poulacid/kg TA; MP: TACS + 0,5 g Menacid + 1g Poulacid/kg TA; 6 lần lặp lại, trên 720 con gà Tam Hoàng (20 con/ô). Kết quả TN cho tăng khối lượng (TKL) của gà ở NT ĐC (7,9 g/con/ngày) là thấp nhất và cao nhất ở MP (8,5 g/con/ngày). Tiêu tốn thức ăn (TTTA) có khuynh hướng giảm ăn ở những khẩu phần có bổ sung các chế phẩm axit hữu cơ. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà ở các NT Men0.8 (2,06 kg TA/kg TKL), Pou1.5 (2,01 kg TA/kg TKL) và hỗn hợp MP (2,00 kg TA/kg TKL) được cải thiện hơn đối chứng (2,26 kg TA/kg TKL). Không phát hiện vi khuẩn (VK) Lactobacillus và Salmonella. spp trong phân gà ở thời điểm 28 ngày tuổi, nhưng E.coli và Clostridium perfringens trong phân gà khá cao. Mật số E.coli cao nhất ở ĐC, thấp nhất ở Pou1.5 và MP; Clostridium perfringens cao nhất ở ĐC và thấp nhất ở Men0.8. Tỷ lệ chết cao nhất ở ĐC (8,3%) và thấp nhất ở Men0.8 và MP (3,33%). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung Menacid 0,8 g/kg TA, Poulacid 1.5g/kg TA và hỗn hợp cả 2 loại vào khẩu phần thức ăn của gà Tam Hoàng giai đoạn 1-28 ngày tuổi có khuynh hướng cải thiện TKL và FCR, giảm mật số vi khuẩn E.coli và Clostridium perfringens trong phân gà, do đó giảm tỷ lệ chết hơn so với đối chứng.
Từ khóa: Tam Hoàng, axit hữu cơ, Lactobacillus, Salmonella.spp, E.coli, Clostridium perfringens.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên