Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát khả năng áp dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm sắt, arsen và E. coli. Các thí nghiệm được tiến hành trên mô hình cột plasma quy mô phòng thí nghiệm với nguồn nước ngầm được gây ô nhiễm nhân tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy tải nạp và thời gian trữ nước sau xử lý ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của hệ thống. Cột plasma nên được thiết kế với lưu lượng tối thiểu 2 L/phút để cung cấp đủ chiều dày lớp nước giúp tăng điện trường trong khe hở điện cực và làm tăng công suất và độ ổn định của plasma. Hiệu suất xử lý sắt, arsen và E. Coli trong nước ngầm của hệ thống plasma 2 L/phút rất cao, lần lượt đạt các giá trị 99%, 99,4%, 93,8%, và không khác biệt đáng kể giữa các thời gian trữ nước 10 phút, 20 phút, 30 phút. Nước sau xử lý nên tiếp tục cho lưu ở bồn chứa trong khoảng 20 phút để ozone và các gốc HO● tiếp tục phản ứng với các chất ô nhiễm nhằm đạt hiệu quả xử lý cao và nước sau xử lý không còn dư lượng của ozone.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên