Vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng lượng lân hữu dụng giúp cây trồng hấp thu dễ dàng. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh vi khuẩn hòa tan lân tốt nhất từ15 mẫu đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác lúa-tôm ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre trên môi trường NBRIP chứa 1% NaCl. Hàm lượng lân hòa tan được xác định bằng phương pháp hiện màu Molybdate. Kết quả nghiên cứu cho thấy 95 dòng vi khuẩn phân lập thểhiện định tính chức năng hòa tan lân trên môi trường NBRIP bổsung 1% NaCl thông qua sựhiện diện của vòng halo bên ngoài khuẩn lạc. Hai mươi trong tổng số95 dòng vi khuẩn phân lập thểhiện khảnăng hòa tan lân rất cao (>1000 mg.L -1 ). Dòng vi khuẩn kýhiệu BL1-10 hòa tan lân cao nhất đạt 2044 mg.L -1 sau 5 ngày thí nghiệm. Dòng vi khuẩn này hòa tan lân tốt ởnhiệt độ40 o C, dãy độmặn từ0,5-5% NaCl và mức pH từ3-5. Thuốc trừbệnh cây trồng: DA roral, Topsin M và Antracol 70WP không ảnh hưởng đến mật sốcũng nhưhoạt tính hòa tan lân của BL1-10. Tuy nhiên, dòng vi khuẩn BL1-10 bị ức chếhoàn toàn vềmật sốvà chức năng hòa tan lân bởi thuốc trừbệnh cây trồng, Ridomil Gold. Dòng vi khuẩn BL1-10 được định danh như Burkholderia sp. BL1-10. Tóm lại, dòng vi khuẩn Burkholderia sp. BL1-10 có tiềm năng ứng dụng làm phân bón sinh học cho canh tác lúa trên nền đất nhiễm mặn ở ĐBSCL.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên