Nghiên cứu nhằm đánh giá thích nghi đất đai định tính và định lượng làm cơ sở đề xuất chuyển đổi kiểu sử dụng đất tại quận Cái Răng. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ và đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976 & 2007) được sử dụng để thu thập số liệu thực trạng sản xuất và phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất. Kết quả trong vùng nghiên cứu có 4 kiểu sử dụng đất chính: Lúa 2 vụ (LUT 1); Lúa – màu (LUT 2); Chuyên màu (LUT 3); Cây ăn trái (LUT 4). Kết quả đánh giá thích nghi đã xác định trong vùng có 21 đơn vị bản đồ đất đai, phân ra được 8 vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất. Về thích nghi tự nhiên, ngoại trừ vùng VIII không thích nghi cho hầu hết các kiểu sử dụng đất, còn lại các vùng khác thay đổi từ thích nghi kém đến thích nghi cao, trong đó vùng I và III đều thích nghi cho tất cả các LUT. Tuy nhiên, nếu ảnh hưởng của phèn được cải thiện thì hầu hết các vùng đều thích nghi từ trung bình đến cao cho tất cả các LUT. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy kiểu sử dụng đất trồng màu và cây ăn trái có hiệu quả cao hơn lúa cả về lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn. Kết quả đánh giá thích nghi định lượng, ngoại trừ LUT 1 thích nghi kém về lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn tại tất cả các vùng, hầu hết các LUT còn lại thích nghi trung bình đến cao cả về lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất bố trí Lúa 2 vụ tại vùng III, VI, VIII; Lúa – màu tại vùng V, VII; chuyên màu vùng IV, VII và cây ăn trái vùng I, II, IV, VI, VIII.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên