Nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô (bao gồm Chỉ số giá tiêu dùng CPI, Tỷ giá VND/USD, Cung tiền (M2), Giá vàng trong nước) và chỉ số VN-Index của sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn tháng 7/2000-12/2014. Mối quan hệ nhân quả giữa trong ngắn hạn giữa chỉ số giá chứng khoán và các yếu tố vĩ mô được thực hiện thông qua phương pháp kiểm định Granger, trong khi mối quan hệ trong dài hạn được thực hiện sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM). Kết quả nghiên cứu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng và lượng Cung tiền (M2) có mối quan hệ nghịch biến với Chỉ số VN-Index trong dài hạn, trong khi sự ảnh hưởng của Tỷ giá VND/USD và Giá vàng trong nước đến chỉ số giá chứng khoán không có ý nghĩa thống kê. Trong ngắn hạn, kết quả kiểm định nhân quả Granger lại cho thấy biến động của Cung tiền là nguyên nhân gây ra sự thay đổi (cùng chiều) đến Chỉ số VN-Index. Ngoài ra, hệ số điều chỉnh sai số của mô hình có giá trị âm khá nhỏ và có ý nghĩa thống kê cho thấy tốc độ tiến đến sự cân bằng trong dài hạn ở thị trường chứng khoán Việt Nam và các yếu tố vĩ mô là khá chậm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên