Nghiên cứu nhằm tìm ra ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ương giống tôm càng xanh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức ở các mật độ khác nhau là (i) 1.000 con/m³; (ii) 2.000 con/m³; (iii) 3.000 con/m³ và (iv) 4.000 con/m³, bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, độ mặn 0 ‰, tôm giống là postlarva 15, thời gian ương 30 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy thể tích biofloc dao động từ 4,1±1,4 ml/L đến 7,2±2,7 ml/L, nghiệm thức 1.000 con/m³ là nhỏ nhất và tăng dần đến nghiệm thức 4.000 con/m³. Khối lượng và tỷ lệ sống của tôm lần lược ở nghiệm thức 1.000 con/m³ (0,49±0,09 gam); (69,1±3,0%) và 2.000 con/m³ là (0,48±0,08 gam); (63,0±4,3%) lớn hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p và 4.000 con/m³. Kết quả nghiên cứu cho thấy ương giống tôm càng xanh trong bể theo công nghệ biofloc ở mật độ 1.000 - 2.000 con/m3 có thể được xem là tốt nhất.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên