Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của luân canh bắp lai với cây đậu xanh, mè và ớt đến hấp thu NPK của cây bắp lai trên đất phù sa không được bồi. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 lần lặp lại trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 36 m2 tại An Phú –An Giang. Các nghiệm thức gồm i) bắp-bắp-bắp-NPK (B-B-B-NPK), ii) bắp-đậu xanh-bắp (B-Đ-B), iii) bắp-mè-bắp(B-M-B), iv) đậu xanh-bắp-bắp (Đ-B-B), v) đậu xanh-ớt-bắp (Đ-Ơ-B) và vi) bắp-bắp-bắp-ND (B-B-B-ND) theo thứ tự vụ xuân hè, hè thu và đông xuân. Kết quả thí nghiệm cho thấy tổng hấp thu dinh dưỡng NPK vụ đông xuân trên đất phù sa không được bồi An Phú của các mô hình B-Đ-B, B-B-B-NPK và B-B-B-ND được xếp theo thứ tự của kg N- kg P2O5- kg K2O ha-1 là 283- 151- 281, 216- 128- 223 và 194- 119- 222. Lượng NPK mà cây bắp lấy đi này cao hơn so với công thức bón cho cây bắp lai vụ đông xuân là 200N-90 P2O5- 80K2O. Trồng đậu xanh ở vụ trước dẫn đến tăng hấp thu đạm của bắp ở vụ sau. Tổng hấp thu dưỡng chất của bắp lai cao nhất trên mô hình B-Đ-B và đo đó năng suất bắp của mô hình này cao nhất. Tổng hấp thu kali thấp nhất ở vụ xuân hè và hấp thu đạm lân thấp nhất vào vụ hè thu.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên