Nếp Phú Tân là niềm tự hào của tỉnh An Giang! Từ lâu, Nếp được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, ở đồng bằng sông Cửu long nếp được trồng ở vài vùng và diện tích nếp lớn nhất tại huyện Phú Tân tỉnh An Giang với giống nếp chủ lực là CK92; việc áp dụng kỹ thuật trong canh tác nếp của nông dân tại Phú Tân còn khác nhau như mật độ sạ dầy, bón nhiều phân và quản lý nước theo truyền thống nên chi phí sản xuất cao và là nguyên nhân phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp. Hai mô hình thí nghiệm: 1Phải-6Giảm (1P6G) và Canh tác theo truyền thống (ĐC) tại ấp Phú Thượng để so sánh hiệu quả tài chính và phát thải khí mê-tan (CH4) đã thực hiện ba vụ trong năm 2013-2014. Số liệu thu thập và phân tích chỉ ra rằng mô hình 1P6G đã giảm nhiều chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc bảo vệ thực vật); giảm lượng nước tưới 49%; tăng năng suất 15%, lợi nhuận cao hơn 9,5 tr.đ/ha và giảm trung bình 2 tấnCO2e/ha/vụ. Qua ba vụ thí nghiệm có thể nhận xét rằng: Sản xuất nếp CK92 theo mô hình kỹ thuật 1P6G đã mang lại hiệu quả cao cho nhà nông góp phần an ninh nguồn nước và giảm khí thải trong sản xuất nông nghiệp tại Phú Tân tỉnh An Giang. Nhân rộng mô hình 1P6G trong huyện Phú Tân và thực hiện nghiên cứu tương tự tại các vùng trồng nếp/lúa khác cần được quan tâm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên