Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (i) đánh giá khả năng phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh đạo ôn hại lúa. (ii) Khảo sát đặc tính của các chủng xạ khuẩn có triển vọng này. Trong điều kiện nhà lưới, các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều có khả năng quản lý bệnh đạo ôn. Nghiệm thức chủng xạ khuẩn Actinomyce spp. ST61 khi xử lý thời điểm phun kết hợp trước + sau 2 ngày sau khi chủng bệnh kiểm soát được bệnh đạo ôn hiệu quả nhất thông qua hai chỉ tiêu: hiệu quả giảm bệnh cao nhất (70,15%) và chỉ số bệnh thấp nhất (36,69%) và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức sử dụng thuốc Beam 85 ở 14 NSKLB. Khả năng phân giải β-glucan của các chủng xạ khuẩn được thực hiện trên môi trường β-glucan. Kết quả cho thấy hầu hết các chủng xạ khuẩn thí nghiệm đều thể hiện khả năng phân giải β-glucan trong đó chủng xạ khuẩn Actinomyce spp. ST61 thể hiện khả năng phân giải cao nhất với bán kính phân giải là 11,8 mm ở thời điểm 14 ngày sau thí nghiệm. Khả năng tiết Hydrocyanic acid (HCN) của các chủng xạ khuẩn có triển vọng cũng được thử nghiệm. Kết quả cho thấy có 6/7 chủng xạ khuẩn biểu hiện khả năng tiết chất HCN và chủng Actinomyce spp. ST61 thể hiện khả năng tiết chất HCN sớm nhất ở thời điểm 3 ngày sau thí nghiệm.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên