Nhằm khắc phục rủi ro do lượng phân heo không đủ cung cấp khi có dịch bệnh hoặc thị trường tiêu thụ bấp bênh, việc tận dụng sinh khối thực vật để tạo ra khí sinh học đã được nghiên cứu ở quy mô hộ gia đình. Nồng độ của COD, đạm và lân trong nước thải đầu ra của túi ủ biogas rất cao, tuy nhiên, các nghiên cứu về hàm lượng các chất này trong nước sau biogas vẫn chưa được quan tâm. Đề tài được thực hiện nhằm xác định chất lượng nước thải của túi ủ biogas với nguyên liệu nạp là thực vật. Kết quả cho thấy giá trị nhiệt độ và pH nước đầu ra của các nghiệm thức biến động không đáng kể và thích hợp cho sự phát triển của các vi sinh vật trong túi ủ. Hàm lượng hữu cơ (COD) và các ion hòa tan (P_PO43- ; N_NO3-; N_NH4+) trong nước thải các nghiệm thức có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Mật số Coliform và E.coli giảm theo thời gian với giá trị dao động tương ứng là 3,5 x 103 – 1,1 x 104 CFU/mL và 0,7 x101 – 10,01 x103CFU/mL, trong đó các nghiệm thức sử dụng nguyên liệu thực vật luôn thấp hơn nghiệm thức phân heo. Mặc dù, nước thải biogas có nồng độ đạm và lân cao, nhưng nước thải vẫn được thải bỏ trực tiếp ra các thủy vực lân cận; do vậy cần nghiên cứu tái sử dụng nước thải biogas cho nuôi thủy sản và cho nông nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước sông, rạch tiếp nhận.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên