Nghiên cứu nhằm xác định hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác và đánh giá thích nghi đất đai để đề xuất kiểu sử dụng đất. Đề tài áp dụng phương pháp khảo sát đất kết hợp với quy trình đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976) để thực hiện đề tài. Trong vùng nghiên cứu có 4 kiểu sử dụng đất (KSD) chính: KSD1 (Lúa 2 vụ); KSD2 (Lúa 3 vụ); KSD3 (Chuyên canh màu); KSD4 (Cây ăn trái). Kết quả đã xác định được 27 đơn vị đất đai và phân ra 6 vùng thích nghi. Vùng I, II, IV thích nghi từ trung bình đến cao cho tất cả kiểu sử dụng. Vùng III và V thích nghi trung bình đến cao cho KSD1, KSD2, KSD3, nhưng thích nghi kém với KSD4, Vùng VI thích nghi kém cho tất cả KSD. Kết quả khảo sát cho thấy lợi nhuận từ KSD3 là cao nhất, trong đó dưa hấu đạt 234,48 triệu đồng/ha/năm, bình quân rau màu các loại khác đạt 122,15 triệu đồng/ha/năm, kế đến là KSD4 đạt 97,74 triệu đồng/ha/năm và thấp nhất là KSD2 & KSD1 tương ứng đạt29,17 triệu đồng/ha/năm và 31,20 triệu đồng/ha/năm. Đề tài đã đề xuất các KSD đất có hiệu quả trên các vùng thích nghi và phù hợp với hướng phát triển nông nghiệp đô thị của quận.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên