Toàn cầu hóa là quá trình tất yếu không thể chối bỏ, ngược lại, chúng ta phải chủ động hội nhập để tranh thủ những cơ hội mà nó đưa lại nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Để đạt được mục tiêu đó, chúng ta phải xây dựng một nguồn nội lực vững mạnh. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các quốc gia chỉ có thể xây dựng nguồn nội lực đủ mạnh trên cơ sở một nền tảng tinh thần thật vững chắc, đó là bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc và tính đa dạng trong thống nhất về văn hóa. Điều này càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của di sản văn hóa (DSVH) trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Để giúp học sinh (HS) có những hiểu biết về những giá trị của các DSVH nói chung, DSVH phi vật thể nói riêng, qua đó giáo dục HS ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản đó, đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học lịch sử (DHLS) ở trường trung học phổ thông (THPT). Trong bài viết này, chúng tôi xin được trình bày vấn đề tìm hiểu DSVH phi vật thể tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khả năng sử dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam (LSVN) lớp 11 các trường THPT ở địa phương, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên