Khi hệ thống chăn nuôi tiến dần từ qui mô nhỏ lên qui mô lớn hơn, việc xử lý chất thải chăn nuôi trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Thực tế sản xuất đã chỉ ra nhiều giải pháp thích hợp và hiệu quả để xử lý chất thải như (i) hệ thống hầm ủ/ túi ủ khí sinh học, (ii) chế phẩm sinh học (pro-/pre-biotics), (iii) ủ nóng (compost), (iv) hồ lắng đa cấp, hồ sinh học... Gần đây, giải pháp sử dụng đệm lót sinh học cũng được bổ sung thêm vào. Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tính đến 11/2013 phong trào sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã lan toả đến 55 tỉnh thành, 702 trang trại, 57.790 hộ với tổng diện tích đệm lót sử dụng lên đến 5,4 triệu m2. Đây là cách nuôi mới, thay đổi kỹ thuật xử lý chất thải, nhằm phát triển chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo tốt yếu tố môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả và tác động khác của mô hình giữa các cơ quan quản lý nhà nước, những hộ chăn nuôi với các nhà khoa học (Báo Đồng Khởi). Vấn đề là một số công bố còn thiếu cơ sở khoa học để tạo ra bước đi vững chắc, hiệu quả và bền vững hơn trong hệ thống sản xuất chăn nuôi. Đó cũng là nội dung thảo luận trong bài viết này. Nội dung thảo luận chủ yếu được dựa trên các bài tham luận của đại biểu ở các tỉnh ĐBSCL tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 18-2014, chuyên đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức (sau đây được gọi tắt là Diễn đàn).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên