Dịch chiết methanol cây cỏ mực được thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên thạch ở 12 chủng vi khuẩn được phân lập từ 30 mẫu ruột tôm sú được thu thập từ 6 ao nuôi tôm tại ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn khi nuôi trên môi trường TCBS sau 24 giờ đều có màu vàng hoặc xanh, tế bào Gram (-). Thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết được thực hiện ở các nồng độ dịch chiết là: 8, 16, 32 , 64 và 128 µg/mL. Dịch chiết cây cỏ mực thể hiện tính kháng đối với 10/12 chủng vi khuẩn đã phân lập, đạt hiệu quả ức chế cao nhất với chủng G5 ở nồng độ 8 µg/mL, đường kính vòng kháng khuẩn đạt 30,3 mm. Ba chủng vi khuẩn có kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn cao nhất (G5), trung bình (G2) và thấp nhất (Y1) được chọn để kiểm tra các đặc điểm sinh hóa với bộ Kit API 20E và định danh bằng hai phương pháp: Maldi Toff Mass và giải trình tự gen 16S rDNA. Từ các đặc điểm sinh lý, sinh hóa và giải trình tự 16S rDNA cho thấy: chủng Y1 đồng hình với Enterobacter cloacae (97%), chủng G2 đồng hình với Vibrio brasiliensis (98%)và chủng G5 đồng hình với Vibrio parahaemolyticus (99%).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên