Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và xác định thành phần hóa học chủ yếu của lá sa kê (Artocarpus altilis L.). Khả năng kháng oxy hóa in vitro được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp kết hợp với xác định thành phần hóa học bằng phương pháp nhận diện điện tử tự do (high performance liquid chromatography – electron spin resonance, HPLC-ESR). Khả năng kháng oxy hóa của lá sa kê in vivo được khảo sát trên ruồi giấm biến đổi gene (GMR-GAL4/ UAS-hDuox2) có kiểu hình mắt nhám. Phương pháp HPLC-ESR được thực hiện bằng cách cho 4 mg/ml dịch chiết nước lá sa kê qua cột sắc ký gel (TSK-gel-size exclusion column, TOSOH, G3000PW, 7,5 mm i.d Í30 cm), tín hiệu ESR của sản phẩm DMPO/O2 được đo ở bước sóng 254 nm. Kết quả phân tích thành phần hóa học bằng HPLC xác định lá sa kê chứa hợp chất vòng thơm (aromatic), glucose, sucrose, amino acid, acid béo. Khả năng kháng oxy hóa của lá sa kê in vitro được tiến hành bằng phương pháp nhận diện điện tử tự do HPLC-ESR cho thấy, nồng độ sản phẩm của phản ứng giữa DMPO và O2 (DMPO/O2) giảm 20% và độ hấp thu gốc tự do giảm từ 0,2 đến gần 0,15. Bột nghiền và cao chiết lá sa kê được khảo sát ở nồng độ 0%, 5%, 10% và 20% trên mô hình ruồi giấm biến đổi gen GMR-GAL4/UAS-hDuox2. Khả năng kháng oxy hóa in vivo của bột nghiền và cao chiết lá sa kê trên mô hình ruồi giấm cho thấy, kiểu hình mắt nhám của ruồi được phục hồi thành kiểu hình mắt bình thường với tỷ lệ phục hồi lần lượt là 75,70% và 84,25% sau khi ruồi được bổ sung 20% bột nghiền và cao chiết lá sa kê vào thức ăn. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh lá sa kê có chứa các hoạt chất có khả năng kháng oxy cao.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên