Xuất phát từ những góc nhìn khác nhau trong các nghiên cứu, có nhiều quan điểm về sự thành công của Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Vì thế, để có thể hiểu thấu đáo vấn đề này, chúng ta cần nghiên cứu tất cả những nhân tố làm nảy sinh và tác động đến sự ra đời của lực lượng lãnh đạo cải cách ở Nhật Bản. Áp lực xâm lược của thực dân phương Tây chính là chất xúc tác lịch sử tạo điều kiện cho lực lượng lãnh đạo cải cách ở Nhật Bản nảy sinh cũng như thúc đẩy những yếu tố nội sinh bên trong. Thể chế chính trị phong kiến phân quyền của Nhật Bản đã tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi han, đặc biệt là các han Tây Nam sau này đóng vai trò tiên phong trong phong trào cải cách. Sự phát triển kinh tế công thương nghiệp đã làm thay đổi trật tự thứ bậc các giai tầng trong xã hội. Tầng lớp samurai cấp tiến xuất hiện và trở thành lực lượng tiên phong đưa phong trào cải cách đến thành công. Nhật Bản có đời sống văn hóa tinh thần rất đa dạng với sự tồn tại nhiều hệ tư tưởng. Điều này giúp cho người Nhật dễ dàng chấp nhận và tiếp thu văn minh phương Tây. Tất cả những nhân tố này tác động đến sự ra đời và quyết định đến thành công Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản.
Phạm Thị Phượng Linh, 2015. Yếu tố con người trong cuộc vận động cải cách ở Đông Nam Á (nửa sau thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 44-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên