Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có môi trường thiên nhiên rất phong phú và đa dạng, vừa có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn đối với cuộc sống con người. Từ thế kỷ XVII, vùng đồng bằng này đã tiếp nhận nhiều luồng di dân từ nhiều nơi đến cư trú và khai phá, biến đổi môi trường này thành một vùng trù phú, phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người. Ngược lại, môi trường thiên nhiên đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong sự lựa chọn địa bàn cư trú cũng như kiến trúc nhà cửa của lưu dân người Việt. Địa bàn cư trú của lưu dân người Việt luôn gắn liền với các tuyến sông rạch và hình thức cư trú là làng ấp của người Việt ở Nam Bộ khác hẳn với làng thôn ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ. Bên cạnh đó, phương diện bố trí nhà cửa hay cách thức, vật liệu dựng nhà ở Nam Bộ đều mang dấu ấn của văn hóa sông nước.
Phạm Thị Phượng Linh, 2015. Yếu tố con người trong cuộc vận động cải cách ở Đông Nam Á (nửa sau thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 44-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên