Thành công của Minh Trị duy tân được nghiên cứu nhiều nhưng những hạn chế, sự nổi loạn của các sĩ tộc, nông dân đối với chính sách cải cách chưa được quan tâm đúng mức. Dựa trên nguồn tài liệu tin cậy, bài báo hệ thống hóa hai xu hướng chống đối của tầng lớp sĩ tộc và nông dân đối với chính sách cải cách Minh Trị là bạo động vũ trang và xu hướng ôn hòa đòi tự do dân quyền. Tầng lớp sĩ tộc chống đối chính quyền giai đoạn đầu là tự vũ trang nhưng hầu như bị thất bại. Giai đoạn sau, phong trào đòi tự do dân quyền do Itagaki Taisuke, Goto Shojiro và Ueki Emori lãnh đạo đã từ bỏ đấu tranh vũ trang thay vào đó là biểu tình, đòi chính phủ bầu cử Quốc hội và đã được chấp nhận một số yêu cầu. Phong trào đòi tự do ôn hòa đã đạt được hiệu quả nhất định, góp phần xây dựng nước Nhật hiện đại vào cuối thế kỉ XIX. Qua đó, bài báo nêu một số kinh nghiệm trong quá trình cải cách ở Việt Nam.
Phạm Thị Phượng Linh, 2015. Yếu tố con người trong cuộc vận động cải cách ở Đông Nam Á (nửa sau thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 44-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên