Quá trình học tập lịch sử được thực hiện theo quy luật chung của việc nhận thức, phù hợp với đặc điểm của việc nhận thức lịch sử là không trực tiếp được quan sát quá khứ, không thể tiến hành thực nghiệm lịch sử như đối với các bộ môn tự nhiên, công nghệ. Vì thế việc phát triển năng lực nhận thức và hành động cho sinh viên trong quá trình học tập lịch sử không chỉ làm cho sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn, mà còn tập luyện cho các em trở thành những người có tư duy độc lập, chủ động, tích cực trong suy nghĩ và hành động. Để việc phát triển nhận thức của sinh viên trong việc học lịch sử, người dạy cần phải tập trung vào việc phát triển tư duy, tức là làm sao cho sinh viên học tập thông minh, chủ động, tránh việc nhồi sọ, giáo điều để hiểu đúng bản chất của sự kiện, quá trình lịch sử. Bài viết nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tính độc lập, chủ động, tích cực trong học tập của sinh viên trong việc học môn lịch sử thế giới thông qua việc thay đổi nhận thức lịch sử thế giới ngày nay, tiếp cận một cách đa chiều về một vấn đề lịch sử, rèn luyện các em có tư duy phản biện trong học tập, đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tăng cường các hoạt động nhóm, thảo luận, thuyết trình.., sử dụng phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy nhằm tạo hiệu quả tốt nhất trong việc dạy học môn lịch sử thế giới ở bậc Đại học.
Phạm Thị Phượng Linh, 2015. Yếu tố con người trong cuộc vận động cải cách ở Đông Nam Á (nửa sau thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 44-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên