Giai đoạn lịch sử nửa sau thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các quốc gia châu Á phải đối phó với áp lực xâm lược của thực dân phương Tây bằng nhiều cách và hình thức khác nhau. Ở Nhật Bản và Việt Nam giai đoạn này đều xuất hiện các lực lượng lãnh đạo cải cách đất nước theo hướng dân chủ tư sản để tự cường và bảo vệ độc lập dân tộc. Ở Nhật Bản, lực lượng cải cách là liên minh gồm Thiên hoàng đứng đầu cùng với sự hỗ trợ đắc lực của tầng lớp võ sĩ và các lãnh chúa ngoại phiên (tozama daimyo). Ở Việt Nam, lực lượng khởi xướng trào lưu cải cách là các trí thức Nho học, tầng lớp sĩ phu yêu nước đã sớm tiếp xúc với văn minh phương Tây. Những điểm tương đồng và khác biệt của lực lượng lãnh đạo cải cách ở Nhật Bản và Việt Nam do những điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng qui định và tác động đến sự thành bại của công cuộc duy tân đất nước ở hai quốc gia này.
Phạm Thị Phượng Linh, 2015. Yếu tố con người trong cuộc vận động cải cách ở Đông Nam Á (nửa sau thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 44-49
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên