Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm xác định được ảnh hưởng của các yếu tố liên quan kỹ thuật canh tác đến hiệu quả sản xuất lúa của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 560 hộ nông dân canh tác lúa ở ba tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm Trà Vinh, Sóc Trăng và Hậu Giang. Kết quả phân tích cho thấy, nếu nông dân sử dụng lượng phân bón nhiều và số lần phun thuốc càng nhiều sẽ làm giảm hiệu quả tài chính hay hiệu quả sản xuất lúa. Trong khi đó, nếu nông dân áp dụng phương pháp sạ hàng và phun thuốc bằng drone sẽ giúp nâng cao hiệu quả canh tác lúa của nông hộ. Các yếu tố khác như quy mô diện tích đất canh tác lớn và nông hộ có tham gia hợp tác xã sẽ giúp cải thiện hiệu quả sản xuất lúa.
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Hứa Thị Huỳnh, 2012. VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NGUỒN LỰC SINH KẾ CHO NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 174-185
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Nguyễn Duy Cần, Lê Duy, 2012. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH DO HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI MANG LẠI CHO NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU HỢP TÁC XÃ LONG TUYỀN, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 283-293
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, 2013. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 76-83
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên