Nghiên cứu nhằm phân tích những khó khăn trong việc áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam (VietGAP) vào sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), qua trường hợp các hộ trồng xoài. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang và huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập từ 49 hộ nông dân trồng xoài đạt chuẩn VietGAP. Phương pháp phân tích định tính được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu xác định những trở ngại cơ bản làm cho nông dân không còn động lực để tiếp tục áp dụng quy trình VietGAP, quay lại sản xuất theo cách làm truyền thống là do nông dân chưa quen với quy trình giám sát và đánh giá thông qua ghi chép nhật ký sản xuất, chi phí tái chứng nhận VietGAP cao, đầu ra thị trường cho sản phẩm VietGAP không ổn định, chi phí sản xuất theo VietGAP cao và lợi nhuận đạt được của việc sản xuất theo VietGAP chưa cao
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Hứa Thị Huỳnh, 2012. VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NGUỒN LỰC SINH KẾ CHO NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 174-185
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Nguyễn Duy Cần, Lê Duy, 2012. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH DO HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI MANG LẠI CHO NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU HỢP TÁC XÃ LONG TUYỀN, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 283-293
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, 2013. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 76-83
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên