Nghiên cứu này đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hợp tác xã lĩnh vực lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát 75 hợp tác xã lĩnh vực lúa gạo ở ba tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh cho thấy, các hợp tác xã có quy mô nhỏ về số thành viên và vốn hoạt động, không có trụ sở hoạt động chính thức, không có phương tiện và máy móc để thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ. Tỷ lệ hợp tác xã có thực hiện dịch vụ nông nghiệp như bơm nước, thu hoạch lúa, dịch vụ cung cấp vật tư đầu vào và tiêu thụ lúa cho thành viên chiếm tỷ lệ chưa đến 40%. Kết quả phân tích cũng cho thấy, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã được đánh giá qua tỷ suất lợi nhuận khá thấp. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho hợp tác xã được khuyến nghị như: củng cố, đổi mới tổ chức và lãnh đạo hợp tác xã; nâng cao năng lực quản trị và điều hành; hợp tác xã cần tăng cường cung cấp dịch vụ cho thành viên và tăng tính kết nối với các cơ quan và doanh nghiệp.
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Hứa Thị Huỳnh, 2012. VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO NGUỒN LỰC SINH KẾ CHO NÔNG HỘ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 174-185
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, Nguyễn Duy Cần, Lê Duy, 2012. PHÂN TÍCH LỢI ÍCH DO HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KIỂU MỚI MANG LẠI CHO NGƯỜI DÂN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU HỢP TÁC XÃ LONG TUYỀN, QUẬN BÌNH THỦY, THÀNH PHỐ CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22b: 283-293
Trần Quốc Nhân, Đỗ Văn Hoàng, 2013. SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA GẠO THÔNG QUA HỢP ĐỒNG: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở TỈNH AN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 76-83
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên