Bài viết phân tích những quan điểm nổi bật về bất bình đẳng và diễn biến xu hướng bất bình đẳng trong chủ nghĩa tư bản. Karl Marx phê phán chủ nghĩa tư bản là một cơ chế không ngừng tạo ra bất bình đẳng dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Trái ngược với quan điểm của Marx, Simon Kuznets đưa ra một bức tranh lạc quan cho sự vận động của bất bình đẳng: Các nước phát triển sẽ có mức bất bình đẳng giảm dần. Tuy nhiên, số liệu thống kê không ủng hộ quan điểm này. Theo Thomas Piketty, bất bình đẳng có xu hướng tăng do có sự chênh lệch giữa gia tăng thu nhập của tư bản so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân. Giải pháp chủ yếu để giảm bất bình đẳng là sự can thiệp có hiệu quả của nhà nước vào quá trình phân phối và cải thiện các chính sách an sinh xã hội. Thực trạng thu nhập của các nước tư bản phát triển đã cho thấy bức tranh đa chiều về bất bình đẳng. Điều này có thể lý giải từ sự gia tăng vai trò của nhà nước với tư cách là người điều phối thu nhập
Tạp chí: Kỷ yếu hội thảo khoa học: Vận dụng Nghị quyết đại hội lần thứ XII vào việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên