Từ lâu thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật và cá. Sau một thời gian các nhóm vi khuẩn đã kháng lại thuốc. Tuy nhiên, nhiều cây dược liệu lại không gặp phải bất lợi này. Vì vậy phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây Diếp cá trồng ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng được thực hiện từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014 nhằm tìm được các dòng vi khuẩn có tính kháng khuẩn góp phần thay thế kháng sinh tổng hợp. Kết quả, hai mươi tám dòng vi khuẩn nội sinh đã được phân lập từ mẫu Diếp cá trồng ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Đa số các dòng vi khuẩn này có dạng hình que, gram âm và có khả năng chuyển động, ngoài ra chúng còn có các đặc tính cố định đạm, tổng hợp IAA và hòa tan lân. Kết quả khảo sát khả năng cố định ammonium và tổng hợp IAA của vi khuẩn cho thấy các dòng vi khuẩn này có thể tổng hợp được một lượng ammonium và IAA nhất định sau 2 ngày chủng. Lượng ammonium và IAA này tăng cao nhất vào ngày thứ 4 và giảm dần sau sáu ngày chủng. Trong đó, dòng TS7 có khả năng tổng hợp lượng ammonium cao nhất (3,30 µg/mL). Nồng độ IAA được sinh ra nhiều nhất là 8,51 µg/mL (do dòng RS10 tổng hợp). Hai mươi dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn trên 2 chủng vi khuẩn Escherichiacoli và Aeromonashydrophila cho thấy có 13 dòng có hoạt tính kháng Escherichiacoli, 5 dòng có tính kháng Aeromonashydrophila và 4 dòng có khả năng kháng được Escherichiacoli và Aeromonashydrophila. Ba dòng vi khuẩn được nhận diện ở cấp độ loài bằng phương pháp giải trình tự 16S-rRNA. Dòng RS4 được nhận diện là Bacillussubtilis (ở mức độ là 98%). Dòng TS7 có độ tương đồng là 98% với Bacilluscereus và dòng TS9 có độ tương đồng 91% với Bacillusmegaterium.
Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Văn Được, Trần Nhân Dũng, Đặng Thanh Sơn, 2004. ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA GIỐNG CÂY CÓ MÚI Ở HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 01: 111-121
Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Văn Chiêu, Phạm Thị Khánh Vân, Nguyễn Khắc Minh Loan, Đào Thanh Hoàng, 2005. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN CÁC DÒNG VI KHUẨN AZOSPIRILLIUM BẰNG KỸ THUẬT PCR. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 04: 119-126
Nguyễn Hữu Hiệp, Hà Danh Đức, 2009. PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN CHO ĐẬU PHỘNG TRỒNG Ở TRÀ VINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 123-133
Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Thị Tuyết Linh, 2009. HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ HÒA TAN LÂN LÊN NĂNG SUẤT ĐẬU PHỘNG TRỒNG TRÊN ĐẤT GIỒNG CÁT TỈNH TRÀ VINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11b: 134-145
Trích dẫn: Nguyễn Hữu Hiệp, Trần Thị Ngọc Sơn và Nguyễn Thị Bé Thương, 2019. Hiệu quả của hai dòng vi khuẩn cố định đạm và hòa tan lân lên sinh trưởng và năng suất lúa IR 50404 tại xã Hiếu Nhơn, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 141-150.
Nguyễn Hữu Hiệp, Phạm Thị Khánh Vân, Trần thị NgọcTố, Ngô Bảo Ngọc, Lê NgọcThúy, Renato Fani, 2007. PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN NỘI SINH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH Ở QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM CHO CÂY MÍA TRỒNG TẠI TỈNH SÓC TRĂNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 08: 149-157
Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn thị Mai Khanh, 2010. PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITƠ TRÊN CÂY BẮP. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16a: 151-156
Nguyễn Hữu Hiệp, Ngô Ngọc Hưng, Lâm Bạch Vân, 2012. KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM CủA CHủNG VI KHUẩN AZOSPIRILLUM LIPOFERUM R29B1 Có KếT HợP CáC LIềU LƯợNG PHÂN ĐạM KHáC NHAU LÊN Sự SINH TRƯởNG Và NăNG SUấT TRÊN CÂY LúA TRONG ĐIềU KIệN NHà LƯớI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21b: 171-178
Nguyễn Hữu Hiệp, Nguyễn Thị Hải Lý, 2012. PHÂN LẬP CÁC DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TINH BỘT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 21a: 37-44
Tạp chí: Establishment of an international research core for new bio-research fields with microbes from tropical areas,Yamaguchi University, Japan , 2-4 December, 2018
Tạp chí: Proceedings of The 6th International Conference on Fermentation Technology for Value Added Agricultural Products. Khon Kaen, Thailand. July 29-31, 2015
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên