Artemia is an endemic species of the saline habitats and their distribution is all over the world. The adaptation of Artemia to a new biotopes either by human or natural dispersion is still being a hot issues for biologists to investigate. In this study, five Artemia strains (cyst materials) originated from Sanfrancisco Bay (SFB) that were introduced to different man-made habitats involving Vinh Chau salt-ponds (Vietnam), Tuticurin saltponds (India) and Palatupana saltponds (Srilanka) with adapted times varied from one to over 20 years were used for studying the changes in Artemia cyst biometric, growth, lifespan as well as the reproduction characteristics of these strains. The results showed that those strains, which were inoculated in new habitats despite of adapted time, has some remarkable changes in cyst biometrics, survival, growth rate, lifespan and reproductive characteristics in comparison with the original SFB such as the cyst shell is 1,1-1,3 fold thicker, the cyst diameter, embryo and the nauplius size have a tendency to be smaller than the original strain. Moreover, these strains perform a better survival and reproduction capacity (higher in total embryo/female; shorter in reproduction intervals and higher fecundity) than the original SFB while the SFB strain showed higher in percentage of off-spring encysted than the others.
Title: Change in cyst biometrics, lifespan and reproductive characteristics of Artemia franciscana under different culture conditions
Tóm tắt
Artemia là loài đặc hữu của các sinh cảnh nước mặn và chúng có phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, sự thích nghi của chúng với các điều kiện môi trường mới nơi chúng được phát tán tới do con người hay tự nhiên vẫn là một chủ đề được tìm hiểu nhiều nhất vì ngoài vấn đề sinh học nó còn mang tính ứng dụng. Trong nghiên cứu này trứng bào xác của 5 dòng Artemia có nguồn gốc từ dòng Artemia tự nhiên sống tại vịnh Sanfrancisco (Mỹ) gọi tắt là dòng SFB nhưng được thả nuôi ở các điều kiện sống (ruộng muối Vĩnh Châu- Việt Nam, ruộng muối Tuticurin- ấn độ và ruộng muối Palatupana) với thời gian khác nhau (từ 1 cho tới trên 20 năm) được dùng để nghiên cứu những biến đổi về các đặc điểm sinh trắc học của trứng bào xác, đặc điểm vòng đời cũng như sinh sản. Kết quả cho thấy về sinh trắc học trứng bào xác đã có những biến đổi đáng kể như vỏ trứng dày hơn từ 1.1-1.3 lần, đường kính trứng, kích thước phôi và chiều dài nauplii mới nở đều có khuynh hướng nhỏ đi. Tỷ lệ sống, tăng trưởng, đặc điểm vòng đời và sinh sản cũng cho thấy có sự khác biệt giữa các dòng được thả ở các vùng khác so với dòng SFB ban đầu (có khả năng sống và sinh sản tốt hơn: tổng số phôi/con cái, sức sinh sản cao hơn, chu kỳ sinh sản ngắn hơn) trong khi dòng SFB có tỷ lệ con cái đẻ trứng bào xác cao hơn so với các dòng thả nuôi.
Từ khóa: Artemia, cyst, sự thích nghi, tuổi thọ, đặc điểm sinh sản
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2019. Ảnh hưởng của độ mặn và tỷ lệ thay thế nước biển bằng nước muối lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia franciscana. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 103-110.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2018. Ảnh hưởng của mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1B): 110-116.
Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Trần Nguyễn Hải Nam, Trần Hữu Lễ, 2010. KHả NăNG Sử DụNG CáC LOạI SINH KHốI ARTEMIA TRONG ƯƠNG NUÔI MộT Số LOàI Cá NƯớC NGọT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 241-252
Nguyễn Thị Hồng Vân, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN THÀNH PHẦN ACID BÉO CỦA ARTEMIA FRANCISCANA DÒNG GỐC SFB VÀ DÒNG VĨNH CHÂU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 252-258
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2017. Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53b: 41-48.
Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Trần Hữu Lễ, 2011. SỬ DỤNG CÁC NGUỒN SINH KHỐI ARTEMIA ĐỂ ƯƠNG NUÔI LƯƠN ĐỒNG, MONOPTERUS ALBUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 9-19
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên