Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phỏng vấn ngẫu nhiên 58 hộ nuôi thủy sản (TS) tại vùng nuôi Artemia thuộc tỉnh Sóc Trăng bao gồm ba Hợp tác xã: Vĩnh Phước, Vĩnh Tân và Lai Hòa từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2015, nhằm khảo sát hiện trạng cũng như đánh giá tính hiệu quả của các mô hình nuôi trong vùng vào mùa mưa. Kết quả cho thấy, các mô hình được triển khai bao gồm: tôm sú, cua biển, cá kèo, tôm thẻ chân trắng, cá chẽm và các mô hình nuôi kết hợp giữa cua và các đối tượng tôm, cá; trong đó mô hình nuôi tôm sú được nuôi phổ biến nhất. Mùa vụ nuôi bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 12 với nguồn giống nhân tạo được sử dụng chủ yếu, ngoại trừ nguồn giống cá kèo lệ thuộc vào tự nhiên. Mật độ thả nuôi tương đối thấp tương ứng với mức lợi nhuận không cao. Trong các mô hình nuôi, mô hình nuôi cá kèo cho lợi nhuận cao nhất 247,4 triệu đồng/ha/vụ, tiếp đến là mô hình nuôi tôm sú 130,4 triệu đồng/ha/vụ. Mô hình nuôi cua kết hợp với cá đối cho lợi nhuận thấp nhất 20,4 triệu đồng/ha/vụ. Từ kết quả này có thể đưa ra kiến nghị nên chọn nuôi cá kèo và tôm sú vào mùa mưa ở vùng nuôi Artemia vì chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2019. Ảnh hưởng của độ mặn và tỷ lệ thay thế nước biển bằng nước muối lên tỷ lệ sống và sinh trưởng của Artemia franciscana. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(3B): 103-110.
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2018. Ảnh hưởng của mật độ copepoda (Cyclops vicinus) lên sự phát triển Artemia franciscana ở các độ mặn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(1B): 110-116.
Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Dương Thị Mỹ Hận, 2010. SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ SINH TRẮC HỌC CỦA TRỨNG BÀO XÁC, SINH TRƯỞNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH SẢN CỦA DÒNG ARTEMIA FRANCISCO BAY (SFB) ĐƯỢC THẢ NUÔI Ở NHỮNG ĐIỀU KIỆN KHÁC NHAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 16b: 127-137
Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Trần Nguyễn Hải Nam, Trần Hữu Lễ, 2010. KHả NăNG Sử DụNG CáC LOạI SINH KHốI ARTEMIA TRONG ƯƠNG NUÔI MộT Số LOàI Cá NƯớC NGọT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 241-252
Nguyễn Thị Hồng Vân, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN THÀNH PHẦN ACID BÉO CỦA ARTEMIA FRANCISCANA DÒNG GỐC SFB VÀ DÒNG VĨNH CHÂU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 252-258
Trích dẫn: Nguyễn Thị Hồng Vân và Huỳnh Thanh Tới, 2017. Ảnh hưởng của độ mặn thấp lên sinh trưởng và sinh sản của Artemia franciscana dòng Vĩnh Châu. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 53b: 41-48.
Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Văn Hòa, Trần Hữu Lễ, 2011. SỬ DỤNG CÁC NGUỒN SINH KHỐI ARTEMIA ĐỂ ƯƠNG NUÔI LƯƠN ĐỒNG, MONOPTERUS ALBUS. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 17a: 9-19
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên