Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Trần Sỹ Nam và Đinh Minh Quang (2021) Trang: 76-101
Tạp chí: Thâm canh nông nghiệp và các tác động đến hệ sinh thái
Liên kết:

Thực vật mọc hoang trên các ruộng lúa được nông dân xem là cỏ dại, chúng là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu hại, bệnh hại và chuột. Theo thống kê ở các nước trồng lúa châu Á, cỏ dại có thể làm giảm tới 60% năng suất lúa, trong đó nhóm cỏ thuộc họ Hòa bản (Poaceae) và Cói (Cyperaceae) chiếm trên 50% thiệt hại. Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng và nước với cây lúa, là nơi lưu tồn và lan truyền nhiều loại sâu, bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột phá hại lúa. Tuy nhiên, nhiều loài cỏ dại được người dân địa phương sử dụng làm rau ăn, làm thuốc, làm phân xanh cho đất. An Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, nằm ven sông Tiền và sông Hậu thuộc hệ thống sông Mekong, nên có nguồn nước mặt dồi dào, lượng phù sa từ sông nhiều, thích hợp cho việc canh tác cây lúa. An Giang còn là vùng có chế độ thủy văn độc đáo với phần lớn diện tích bị ngập lũ ở độ sâu từ 1- 4 m từ tháng cuối 7 đến tháng đầu tháng 12 hằng năm, nên trước năm 1995 cơ cấu canh tác chính là hai vụ lúa với năng suất bình quân mỗi vụ khoảng 5,25 tấn/ha. Để tăng diện tích canh tác và sản lượng lúa, đồng thời kiểm soát được tác hại của lũ, An Giang đã xây dựng hệ thống đê bao ở nhiều khu vực trồng lúa để sản xuất lúa vụ 3, từ đó hình thành nên hai vùng trồng lúa với số vụ khác nhau là vùng ngoài đê bao chỉ trồng được 2 vụ lúa, thời gian còn lại bị ngập nước và vùng trong đê bao trồng được 3 vụ lúa. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích của đê bao, các công trình này đã ngăn cản lượng phù sa tích lũy trên đồng ruộng và lượng nước trao đổi giữa đồng ruộng và môi trường bên ngoài, đồng thời làm thay đổi hệ sinh thái và thành phần loài sinh vật. Chương sách này trình bày về sự đa dạng thành phần loài thực vật mọc hoang trên các ruộng lúa theo các mùa vụ và môi trường canh tác khác nhau (phía trong và ngoài đê bao) trên địa bàn tỉnh An Giang nhằm làm cơ sở khoa học cho việc quản lý và phòng trừ cỏ dại trong các ruộng lúa ở tỉnh An Giang hiệu quả hơn.

 
Các bài báo khác
Số 20a (2011) Trang: 239-249
Tải về
Số 30 (2014) Trang: 81-87
Tải về
Số 21a (2012) Trang: 92-104
Tải về
(2017) Trang: 1400-1407
Tạp chí: Hội nghị toàn quốc lần thứ 7 - Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Hà Nội 20/10/2017
(2015) Trang: 1239 - 1244
Tạp chí: Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 6 - Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Hà Nội, 21/10/2015
1 (2013) Trang: 1179
Tạp chí: Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...