Nghiên cứu về dạng sinh trưởng quần đàn và phổ thức ăn của cá đù mõm nhọn Chrysochir aureus (Richardson, 1846) được thực hiện từ tháng 6/2021 đến tháng 01/2022 tại vùng biển từ tỉnh Sóc Trăng đến tỉnh Bạc Liêu. Cá được thu định kì hằng tháng bằng tàu lưới kéo đáy. Mẫu dạ dày cá được cố định trong dung dịch formol 4% để thức ăn không bị tiêu hóa. Kết quả phân tích 198 cá đực và 215 cá cái cho thấy chiều dài toàn thân và khối lượng thân cá đù mõm nhọn có mối quan hệ hồi quy rất chặt chẽ theo phương trình hàm số mũ: W cá đực = 0,0064L3;1425, R2 = 0,9735 với chiều dài toàn thân dao động 14,0 – 40,0 cm (cá đực); W cá cái = 0,0046L3;2425, R2 = 0,9504 với chiều dài toàn thân dao động 13,5 – 41,0 cm (cá cái). Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân của cá nhỏ hơn 1 (RLG = 0,08 ± 0,02 ở cá nhỏ và RLG = 0,08 ± 0,04 ở cá lớn). Điều này chứng tỏ cá có tính ăn động vật. Số lượng cá thể đang ở tình trạng đói mồi chiếm tỉ lệ cao trong quần đàn. Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá nhỏ là ba loại thức ăn (cá con, tôm và thức ăn khác), cá lớn là sáu loại thức ăn (cá con, tôm, mực, cua, con rươi và thức ăn khác). Phổ thức ăn của cá nhỏ hẹp hơn so với cá lớn
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Nguyễn Thị Vàng, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Ngọc Hiền và Đặng Thị Phượng, 2018. Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 108-114.
Trích dẫn: Mai Viết Văn và Lê Thị Huyền Chân, 2018. Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo và lươi rê (tàu<90 CV) ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 110-116.
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Võ Thành Toàn, Nguyễn Ngọc Hiền và Trần Đắc Định, 2020. Đặc điểm sinh học sinh sản cá bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) phân bố ở vùng ven biển từ Tiền Giang đến Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1B): 166-176.
Mai Viết Văn, Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định, 2014. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ TRÁO MẮT TO SELAR CRUMENOPHTHAMUS PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 202-208
Trích dẫn: Mai Viết Văn và Đặng Thị Phượng, 2018. Tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 214-221.
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Trần Đắc Định và Naoki Tojo, 2020. Đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 224-231.
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, 2010. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 232-240
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, 2012. ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC CỦA CÁ NỤC SÒ (DECAPTERUS MARUADSI) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 254-264
Mai Viết Văn, 2015. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CÁ CHIM ĐEN PARASTROMATEUS NIGER (BLOCH, 1795) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN TỪ SÓC TRĂNG ĐẾN CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 32-39
Trích dẫn: Mai Viết Văn, 2019. Thành phần loài cá, tôm phân bố vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 51-60.
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, 2012. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 89-99
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên