Nguồn lợi thủy sản tại tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn-Xà No và Quản Lộ-Phụng Hiệp ở Bán đảo Cà Mau đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2016. Số liệu nguồn lợi thủy sản được thu thập qua 6 đợt tại hiện trường kết hợp với phỏng vấn 240 hộ ngư dân bằng bảng câu hỏi soạn sẵn ở bên trong và bên ngoài hệ thống công trình thủy lợi (HTCTTL) ở hệ sinh thái (HST) nước ngọt và HST nước lợ. Kết quả cho thấy thành phần loài cá, tôm ở vùng nghiên cứu rất đa dạng. Sản lượng cá, tôm khai thác năm 2016 đã bị suy giảm 50-60% so với năm 2012 và sản lượng bên trong HTCTTL thấp hơn bên ngoài HTCTTL ở cả hai HST. Kích cỡ các loài cá, tôm khai thác tương đối nhỏ. Một số loài cá bản địa rất ít khi xuất hiện ở HST nước ngọt như Channa lucius, Notopterus notopterus, Clarias macrocephalus, Clarias batrachus, Morulius chrysophekadion vàToxotes chatareus, tương tự ở HST nước lợ có Arius maculatusvà Otolithoides biauritus. Loài Pterygoplichthys disjunctivus đã thiết lập quần đàn trên nhiều thủy vực gây cạnh tranh, đe dọa tính đa dạng và sự phong phú của các loài cá bản địa. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự suy giảm đáng kể NLTS ở vùng nghiên cứu như HTCTTL ngăn chặn đường di cư của các loài thủy sản, nhiều ngư dân sử dụng xiệc điện, thuốc độc, bắt cá bố mẹ và cá con trong mùa sinh sản và môi trường nước ô nhiễm bởi các chất thải từ hoạt động cải tạo ao/đầm nuôi trồng thủy sản ở vùng nghiên cứu. Cần xây dựng mô hình quản lý và bảo tồn nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng đồng ở Bán đảo Cà Mau.
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Nguyễn Thị Vàng, Nguyễn Hoàng Linh, Nguyễn Ngọc Hiền và Đặng Thị Phượng, 2018. Hiện trạng khai thác cá sửu Boesemania microlepis (Bleeker, 1858) trên sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6B): 108-114.
Trích dẫn: Mai Viết Văn và Lê Thị Huyền Chân, 2018. Hiện trạng nghề khai thác lưới kéo và lươi rê (tàu<90 CV) ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(9B): 110-116.
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Võ Thành Toàn, Nguyễn Ngọc Hiền và Trần Đắc Định, 2020. Đặc điểm sinh học sinh sản cá bạc má Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) phân bố ở vùng ven biển từ Tiền Giang đến Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1B): 166-176.
Mai Viết Văn, Võ Thành Toàn, Trần Đắc Định, 2014. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA CÁ TRÁO MẮT TO SELAR CRUMENOPHTHAMUS PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 202-208
Trích dẫn: Mai Viết Văn và Đặng Thị Phượng, 2018. Tiêu dùng thực phẩm của hộ khai thác thủy sản tiểu vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 214-221.
Trích dẫn: Mai Viết Văn, Trần Đắc Định và Naoki Tojo, 2020. Đặc điểm dinh dưỡng của cá sửu Nibea soldado (Lacepède, 1802). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 224-231.
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, Hà Phước Hùng, 2010. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15a: 232-240
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, 2012. ĐẶC ĐIỂM THÀNH THỤC SINH DỤC CỦA CÁ NỤC SÒ (DECAPTERUS MARUADSI) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23b: 254-264
Mai Viết Văn, 2015. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC CÁ CHIM ĐEN PARASTROMATEUS NIGER (BLOCH, 1795) PHÂN BỐ Ở VÙNG BIỂN TỪ SÓC TRĂNG ĐẾN CÀ MAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 40: 32-39
Trích dẫn: Mai Viết Văn, 2019. Thành phần loài cá, tôm phân bố vùng dự án thủy lợi Ô Môn - Xà No. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(2B): 51-60.
Mai Viết Văn, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đắc Định, 2012. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MẬT ĐỘ SINH VẬT PHÙ DU PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG-BẠC LIÊU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 89-99
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên