Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của nghề lưới kéo và lưới rê ở vùng biển tỉnh Bến Tre. Nghiên cứu được thực hiện trong năm 2020 và 2021 thông qua phỏng vấn trực tiếp 170 hộ khai thác thủy sản ở Bến Tre (85 hộ lưới kéo và 85 hộ lưới rê). Kết quả cho thấy sản lượng bình quân của mỗi chuyến biển với lưới kéo (D6 đến 12 m) là thấp nhất (116,8 kg/chuyến) và lưới rê (D12 đến 15 m) là cao nhất (542,9 kg/chuyến). Nghề lưới kéo có lợi nhuận dao động từ 3,6 đến 15,5 triệu đồng/chuyến tương ứng với tỉ suất lợi nhuận 1 đến 1,6 lần. Trong khi đó, nghề lưới rê có lợi nhuận dao động từ 4,1 đến 15,5 triệu đồng/chuyến và tỉ suất lợi nhuận là 1,4 đến 1,8 lần. Ba yếu tố ảnh hưởng thuận lên lợi nhuận từ hoạt động khai thác thủy sản gồm (1) lao động trên tàu (người/tàu); (2) D1- lưới kéo có chiều dài tàu từ 6 đến dưới 12 m và (3) D2- lưới kéo có chiều dài từ 12 đến 15 m.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 112-120.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Ngân Hà và Nguyễn Hoàng Huy, 2018. So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 191-198.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3D): 204-212.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên