Nghêu trắng là đối tượng chủ lực thứ hai sau tôm sú trong chiến lược phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển của tỉnh Trà Vinh nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho nuôi thủy sản mặn lợ nhưng tỉnh vẫn chưa khai thác được các lợi thế sẵn có của đối tượng này. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2010 đến tháng 06/2011 trên cơ sở khảo sát tất cả các nhóm tác nhân tham gia chuỗi nhằm hiểu rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị nghêu ở tỉnh Trà Vinh, trong đó nhấn mạnh việc phân phối lợi ích-chi phí giữa các tác nhân chuỗi. Có 3 kênh phân phối sản lượng trong chuỗi giá trị nghêu ở Trà Vinh như sau: (1) Kênh 1: Cơ sở nuôi nghêu è Thương lái è Nhà máy chế biến xuất khẩu è Thị trường quốc tế (chiếm 93,1% tổng sản lượng); (2) Kênh 2: Cơ sở nuôi nghêu è Thương lái nghêu thương phẩm è Chợ đầu mối è Người bán lẻ è Người tiêu dùng nội địa (chiếm 2,7% tổng sản lượng); (3) Kênh 3: Cơ sở nuôi nghêu è Thương lái nghêu thịt è Người bán lẻ è Người tiêu dùng nội địa (chiếm 4,2% tổng sản lượng). Kênh 1 là kênh quan trọng nhất, tạo ra tổng giá trị gia tăng (GTGT) của toàn chuỗi là 22,2 ngàn đồng/kg và các nhà máy chế biến (NMCB) nhận được 35,7% GTGT, kế đến là cơ sở nuôi nghêu thương phẩm (34,3%) và thương lái nghêu thương phẩm (30,0%). Lợi nhuận hay giá trị gia tăng thuần (GTGTT) của toàn chuỗi của kênh 1 là 15,3 ngàn đồng/kg, trong đó các cơ sở nuôi thương phẩm có GTGTT cao nhất (49,6%), sau đó là thương lái nghêu thương phẩm (34,1%) và các NMCB (16,3%). Tuy nhiên, khi phân tích theo qui mô sản lượng sản xuất kinh doanh của từng tác nhân thì lợi nhuận tập trung hầu hết cho các NMCB ở ngoài tỉnh Trà Vinh (76,3%). Vì vậy, mức lợi nhuận/tác nhân theo kênh này không tạo được nhiều giá trị sản xuất cho Trà Vinh trong khi lợi nhuận của các cơ sở nuôi trong tỉnh chỉ chiếm 18,5%. Chiến lược phát triển ngành hàng nghêu và phân phối lợi ích-chi phí cũng như tạo thêm giá trị sản xuất và GTTT cho tỉnh Trà Vinh được đề cập chi tiết trong báo cáo này.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 112-120.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Ngân Hà và Nguyễn Hoàng Huy, 2018. So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 191-198.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3D): 204-212.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên