Kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ nuôi theo VietGAP có qui mô nhỏ hơn (8.189 m2) so với hộ nuôi thông thường. Mật độ nuôi, thời gian nuôi và FCR không có sự khác biệt giữa hai mô hình. Năng suất tôm ở mô hình VietGAP là 6,1 tấn/ha/vụ, cao hơn mô hình nuôi thông thường (5,3 tấn/ha/vụ). Chi phí sản xuất cho mô hình VietGAP (466 triệu đồng ha/vụ) cũng cao mô hình thông thường (398 triệu đồng/ha/vụ) nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn (192 so với 157 triệu đồng/ha/vụ), khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,5) và tỉ suất lợi nhuận của hai mô hình là bằng nhau (0,4 lần). Mô hình nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP cần được được khuyến khích và nhân rộng vì quản lý tốt các chỉ tiêu kỹ thuật và có tiềm năng mang lại hiệu quả tài chính nhờ vào sản xuất tôm với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tạo tiền đề để chuyển đổi sang các chứng nhận được quốc tế công nhận, đặc biệt là ASC.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 112-120.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Ngân Hà và Nguyễn Hoàng Huy, 2018. So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 191-198.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3D): 204-212.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên