Ngày nhận bài:17/05/2018 Ngày nhận bài sửa: 11/06/2018
Ngày duyệt đăng: 30/07/2018
Title:
A comparison of production efficiency between of eel (Monopterus albus) culture in VietGAP standard model and normal culture model in An Giang province
Từ khóa:
An Giang, hiệu quả sản xuất, tiêu chuẩn VietGAP
Keywords:
An Giang, production efficiency, VietGAP standard
ABSTRACT
This study was conducted from August 2017 to April 2018 through interviewing 90 eel culture households (45 households of VietGAP standard and 45 households of normal culture model) using prepared structured questionnaire with randomly sampling method. The aims of this study are to compare technical and financial efficiency between VietGAP model and normal culture model and to propose solutions to improve the efficiency of eel culture in An Giang province. The statistical description and mean comparison of quantitative variables (between these two models) using the Independent-Samples T-Test were applied to analyze the data. The results showed that the average culture area of VietGAP model is 104.2 m2/household and period culture of 274 days/crop, stocking density of 65.2 inds./m2 and yield of 7.9 kg/m2/crop. The corresponding figures of normal model are 97.5 m2/household, 243 days/crop, 58.7 inds./m2 and 6.6 kg/m2/crop, respectively. The total production cost of VietGAP standard model is 509.9 thousand VND/m2/crop, profit of 572.9 thousand VND/m2/crop and the gross profit ratio of 1.2 times. Whereas the production total cost of normal model was 525.5 thousand VND/m2/crop, profit of 470.6 thousand VND/m2/crop and the gross profit ratio of 1.3 times. The results show that eel culture VietGAP standard model was effective more than eel normal culture model but the difference was not statistically significant (p>0.05). Difficulties in eel production are unstable market price and high investment cost.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2017 đến tháng 04/2018 thông qua việc phỏng vấn 90 hộ nuôi lươn (45 hộ nuôi lươn VietGAP và 45 hộ nuôi lươn thông thường) bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được soạn sẵn với phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên. Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả kĩ thuật và tài chính của hai mô hình nuôi lươn để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi lươn tại An Giang. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh giá trị trung bình giữa các biến định lượng giữa nhóm hộ nuôi lươn VietGAP với nuôi lươn thông thường là phương pháp kiểm định Independent-Samples T-Test được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP có diện tích nuôi bình quân là 104,2 m2/hộ và thời gian nuôi là 274 ngày/vụ, với mật độ thả giống là 65,2 con/m2 và năng suất 7,9 kg/m2/vụ. Mô hình nuôi lươn thông thường có diện tích bình quân là 97,5 m2/hộ, thời gian nuôi ngắn hơn (243 ngày/vụ), với mật độ thả giống 58,7 con/m2 và năng suất là 6,6 kg/m2/vụ. Tổng chi phí của mô hình nuôi lươn VietGAP là 509,9 nghìn đồng/m2/vụ với lợi nhuận 572,9 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,2 lần. Tổng chi phí mô hình nuôi lươn thông thường là 425,5 nghìn đồng/m2/vụ, lợi nhuận 470,6 nghìn đồng/m2/vụ và tỉ suất lợi nhuận là 1,3 lần. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi lươn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Khó khăn của hai mô hình nuôi lươn là giá bán lươn thương phẩm không ổn định và chi phí đầu tư khá cao.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Ngân Hà và Nguyễn Hoàng Huy, 2018. So sánh hiệu quả sản xuất giữa mô hình nuôi lươn (Monopterus albus) VietGap và nuôi thông thường ở An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 191-198.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích hiệu quả sản xuất của các cơ sở nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đạt tiêu chuẩn chứng nhận ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3B): 112-120.
Trích dẫn: Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Văn Sánh và Nguyễn Thanh Phương, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của các mô hình liên kết trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(3D): 204-212.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên