Bổ sung than sinh học vào đất được xem là một biện pháp trong cải tạo đất và giảm phát thải khí CH4 từ ruộng lúa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm phát thải khí methane (CH4) của đất ngập nước khi bổ sung than sinh học trấu (RB) và tre (BB) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức gồm hai loại than sinh học là trấu và tre với 3 tỷ lệ than sinh học được bổ sung là 0,1, 0,2 và 0,5% (tính theo trọng lượng than sinh học trên trọng lượng đất) và nghiệm thức đối chứng (không có than sinh học). Kết quả đo đạc cho thấy trong điều kiện đất ngập nước, cường độ phát thải khí CH4 mạnh nhất từ 7-10 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm (với mức phát thải tương ứng 58,2 - 87,9 µg/kg/ngày). Than sinh học được bổ sung vào đất trong điều kiện ngập nước làm giảm phát thải CH4 từ 21,9 đến 49,6% và 27,5 – 42,5% tương ứng với tỷ lệ bổ sung than từ 0,2 đến 0,5% (lần lượt cho than trấu và than tre). Than sinh học trấu bổ sung ở tỷ lệ 0,5% có mức giảm 49,64% tổng phát thải khí CH4 so với nghiệm thức đối chứng. Nghiên cứu cần thực hiện trong điều kiện đồng ruộng để đánh giá tác động của việc bổ sung than trong điều kiện thực tế.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Phương Chi, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Kjeld Ingvorsen, 2015. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ SINH HọC LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes) LÊN KHẢ NĂNG SINH BIOGAS TRONG Ủ YẾM KHÍ THEO MẺ CÓ PHỐI TRỘN PHÂN HEO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 102-110
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Minh Nhựt, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Huỳnh Văn Thảo, Đỗ Thị Xuân và Nguyễn Hữu Chiếm, 2020. Ảnh hưởng của hai loại biochar trấu đến sự phát thải khí CH4 và N2O từ đất phù sa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 109-118.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Văn Công, Võ Ngọc Thanh, Phạm Quốc Nguyên, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ALPHA-CYPERMETHRIN LÊN ENZYME CHOLINESTERASE VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 262-272
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Kjeld Ingvorsen, 2015. Đánh giá khả năng sử dụng rơm và lục bình trong ủ yếm khí bán liên tục - ứng dụng trên túi ủ biogas polyethylene với quy mô nông hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 27-35
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Vũ Khanh, Châu Quan Tâm, Võ Chí Linh và Nguyễn Văn Công, 2017. Ảnh hưởng của iprobenfos lên tỷ lệ sống, enzyme cholinesterase và sinh trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 71-78.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Kjeld Ingvorsen, 2014. ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 87-93
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Lê Thị Mộng Kha, Hồ Vũ Khanh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen, 2017. Khả năng sinh khí biogas của rơm và lục bình theo phương pháp ủ yếm khí theo mẻ với hàm lượng chất rắn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 93-99.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên