Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 100-122
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Liên kết:

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khí sinh học tập trung chủ yếu vào các nguồn nguyên liệu từ chăn nuôi trong điều kiện in vitro đến in vivo để sản xuất khí sinh học (Nguyễn Đức Lượng & Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003; Lương Đức Phẩm, 2009; Nguyễn Quang Khải & Nguyễn Gia Lượng, 2010). Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã ứng dụng hàng loạt các mô hình sản xuất khí sinh học với nguyên liệu là phân heo ra ngoài thực tế và được người dân chấp nhận. Tuy nhiên, một thực tế khó khăn khi ứng dụng phân heo làm nguyên liệu nạp ở ĐBSCL là khi tình trạng dịch bệnh, tái đàn hay giảm quy mô sản xuất thì nguồn phân heo bị giảm sút, không đủ cung cấp khí mê-tan cho nông hộ sử dụng. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã khẳng định phối trộn là một biện pháp hữu hiệu để cải thiện hiệu quả sử dụng khí sinh học, đặc biệt khi kết hợp thực vật với phân gia súc hay gia cầm (Phạm Tấn Hùng & Nguyễn Văn Thu, 2010; Plöchl et al., 2008; Pound et al., 1981; Kwietniewska & Tys, 2014; Shinnawi et al., 1989). Do đó, trong điều kiện ĐBSCL, phối trộn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn phân heo. Một số tác giả cũng bước đầu nghiên cứu sử dụng rơm để thay thế phân heo ở các mức độ khác nhau và khẳng định thay thế có thể cải thiện số lượng và chất lượng khí mê-tan. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng ở thí nghiệm đánh giá đơn lẻ một yếu tố tác động đến quá trình sinh khí trong điều kiện in vitro hay in vivo. Vì vậy, nghiên cứu các tỷ lệ phối trộn giữa rơm và phân heo đã được thực hiện nhằm tìm tỷ lệ phối trộn tốt nhất trong điều kiện ủ yếm khí theo mẻ, sử dụng kết quả cho ủ yếm khí bán liên tục và thử nghiệm trên mô hình túi ủ PE nhằm đánh giá khả năng thay thế nguyên liệu nạp trong điều kiện thiếu hụt nguồn phân heo.

Các bài báo khác
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 102-110
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 109-118
Tải về
Số 23a (2012) Trang: 262-272
Tải về
Số 36 (2015) Trang: 27-35
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 71-78
Tải về
Số 32 (2014) Trang: 87-93
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 93-99
Tải về
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 9-14
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Nguyễn Võ Châu Ngân (2018) Trang: 2 - 16
Tạp chí: Lục bình - Tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 123-152
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 85-99
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 61-99
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 43-60
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 1-31
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
01 (2015) Trang: 66
Tạp chí: The 3rd International Symposium on Formulation of the cooperation hub for global environmental studies in Indochina region
(2014) Trang: 15-20
Tạp chí: Hội thảo Vai trò của giáo dục đại học trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đại học An Giang, 19/12/2014
(2014) Trang: 142
Tạp chí: ENVIRONMENTAL PROTECTION TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT, Cantho University, 26th Sept. 2014
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...