Khí sinh học (KSH) là một hỗn hợp của nhiều thành phần khí, được sinh ra từ quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn và quá trình xảy ra trong điều kiện yếm khí (Rajeeb et al., 2009). Thành phần KSH chủ yếu bao gồm các loại khí CH4, CO2,NH3, H2S và một số loại khí khác, trong đó khí CH4 và khí CO2 chiếm thành phần chủ yếu. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở những năm 1970 đã gây thiệt hại kinh tế cho một số nước, đặc biệt là các nước nghèo và sử dụng các nguồn nhiên liệu nhập ngoại. Trong giai đoạn này các nhà khoa học ra sức tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Biogas một sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, đã được các nhà khoa học coi là nguồn năng lượng để thay thế. Tại Việt Nam, công nghệ khí sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những năm 1960, nhưng do những lý do về mặt kỹ thuật và quản lý nên các công trình khí sinh học không mang lại hiệu quả như mong muốn (Nguyễn Quang Khải & Nguyễn Gia Lượng, 2010). Đến những năm 1980, ở Việt Nam nhiều nơi đã xuất hiện các hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc và nắp trôi nổi Ấn Độ. Hiện nay, công nghệ khí sinh học đã được áp dụng rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và bước đầu có những thành công như cải thiện thu nhập nông hộ, hạn chế ô nhiễm môi trường nước mặt từ hoạt động chăn nuôi (Nguyễn Hữu Chiếm & Matsubara Eiji, 2012). Công nghệ khí sinh học còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng khác như: tạo ra được nguồn năng lượng thay thế năng lượng hóa thạch (than đá, xăng dầu,…), góp phần giảm phát thải khí nhà kính nhờ quá trình thu hồi khí mê-tan. Bên cạnh đó, công nghệ khí sinh học còn cung cấp chất đốt phục vụ cho nấu nướng, sưởi ấm,… Ở quy mô lớn hơn, khí sinh học còn được dùng để chạy máy phát điện (Lê Hoàng Việt & Nguyễn Hữu Chiếm, 2013).
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Phương Chi, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Kjeld Ingvorsen, 2015. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ SINH HọC LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes) LÊN KHẢ NĂNG SINH BIOGAS TRONG Ủ YẾM KHÍ THEO MẺ CÓ PHỐI TRỘN PHÂN HEO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 102-110
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Minh Nhựt, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Huỳnh Văn Thảo, Đỗ Thị Xuân và Nguyễn Hữu Chiếm, 2020. Ảnh hưởng của hai loại biochar trấu đến sự phát thải khí CH4 và N2O từ đất phù sa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 109-118.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Văn Công, Võ Ngọc Thanh, Phạm Quốc Nguyên, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ALPHA-CYPERMETHRIN LÊN ENZYME CHOLINESTERASE VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 262-272
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Kjeld Ingvorsen, 2015. Đánh giá khả năng sử dụng rơm và lục bình trong ủ yếm khí bán liên tục - ứng dụng trên túi ủ biogas polyethylene với quy mô nông hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 27-35
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Vũ Khanh, Châu Quan Tâm, Võ Chí Linh và Nguyễn Văn Công, 2017. Ảnh hưởng của iprobenfos lên tỷ lệ sống, enzyme cholinesterase và sinh trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 71-78.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Kjeld Ingvorsen, 2014. ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 87-93
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Lê Thị Mộng Kha, Hồ Vũ Khanh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen, 2017. Khả năng sinh khí biogas của rơm và lục bình theo phương pháp ủ yếm khí theo mẻ với hàm lượng chất rắn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 93-99.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên