Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 43-60
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Liên kết:

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng sản xuất lúa trọng điểm của Việt Nam, với diện tích chỉ chiếm 12,1% diện tích của cả nước, nhưng sản lượng lúa chiếm khoảng 51,5% và đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Diện tích trồng lúa của ĐBSCL đã không ngừng tăng qua các năm, đến năm 2011 diện tích lúa đã đạt khoảng 4 triệu ha với sản lượng 23 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2012). Tương ứng với diện tích canh tác và sản lượng lúa thì lượng rơm thải bỏ hoặc đốt hằng năm ở ĐBSCL là rất lớn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010). Ở Châu Á, lượng rơm thải bỏ khoảng 667 triệu tấn/năm (Yoswathana et al., 2010). Hiện nay, hầu hết các nguồn tài nguyên phế thải này chưa được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Ở một số khu vực, phần lớn rơm được loại bỏ khỏi đồng ruộng bằng cách cày vùi, đốt hoặc được sử dụng để ủ phân (He et al., 2008; Wati et al., 2007; Vlasenko et al., 1997) đây là một sự lãng phí nguồn năng lượng các-bon hữu cơ rất lớn. Đốt rơm trên đồng ruộng gây ô nhiễm lớn và chỉ tái cung cấp một phần các chất dinh  dưỡng vô cơ cho đất, nhưng cũng có thể thúc đẩy rửa trôi các chất dinh dưỡng quan trọng từ đất hoặc làm “chai đất”. Cày vùi rơm trực tiếp vào đất sẽ gây hiện tượng bất động dinh dưỡng trong đất hoặc trong quá trình phân hủy sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa (Nguyễn Thành Hối, 2008). Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy rơm có thể phối trộn với các vật liệu khác để sản xuất khí sinh học (Chandra et al., 2012; Nguyễn Võ Châu Ngân et al., 2012; Nguyễn Văn Thu, 2010), đây là một triển vọng lớn để giải quyết các vấn đề về xử lý phế phẩm trong nông nghiệp đồng thời tái sử dụng năng lượng từ rơm một cách hiệu quả nhất. Vì thế, việc tìm hiểu các phương thức sử dụng nguồn chất hữu cơ từ rơm và ước tính lượng rơm dư thừa trên đồng ruộng sau thu hoạch là điều rất cần thiết để cung cấp thông tin lượng rơm dư thừa có thể tái sử dụng trên đồng ruộng. Việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp quản lý hiệu quả lượng rơm dư thừa sau thu hoạch là một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Các bài báo khác
Số Môi trường 2015 (2015) Trang: 102-110
Tải về
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 109-118
Tải về
Số 23a (2012) Trang: 262-272
Tải về
Số 36 (2015) Trang: 27-35
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 71-78
Tải về
Số 32 (2014) Trang: 87-93
Tải về
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 93-99
Tải về
Trong Trần Sỹ Nam và Trần Bá Linh (2021) Trang: 9-14
Tạp chí: Tác động của hệ thống đê bao khép kín đến sinh thái môi trường - Nghiên cứu trường hợp ở tỉnh An Giang
Nguyễn Võ Châu Ngân (2018) Trang: 2 - 16
Tạp chí: Lục bình - Tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 123-152
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 100-122
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 85-99
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 61-99
Tạp chí: Rơm ở Đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
Trong Nguyễn Hữu Chiếm (2017) Trang: 1-31
Tạp chí: Rơm ở đồng bằng sông Cửu Long và tiềm năng sử dụng cho sản xuất khí sinh học
01 (2015) Trang: 66
Tạp chí: The 3rd International Symposium on Formulation of the cooperation hub for global environmental studies in Indochina region
(2014) Trang: 15-20
Tạp chí: Hội thảo Vai trò của giáo dục đại học trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đại học An Giang, 19/12/2014
(2014) Trang: 142
Tạp chí: ENVIRONMENTAL PROTECTION TOWARD SUSTAINABLE DEVELOPMENT, Cantho University, 26th Sept. 2014
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...