Ngày nhận bài:28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 18/10/2017
Ngày duyệt đăng: 26/10/2017
Title:
The possibility of producing biogas from rice straw and water hyacinth at different VS’s concentration in batch anaerobic experiment
Từ khóa:
Khí sinh học, lục bình, rơm, tỷ lệ nạp, ủ yếm khí
Keywords:
Batch anaerocbic digestion, biogas, organic content, rice straw, water hyacinth
ABSTRACT
This study was conducted in order to choose the weight of rice straw and water hyacinth for batch biogas production. The experiment involved the use of a single factor completely randomized design in 120 mL reactors with 5 different rice straw and water hyacinth weight [10, 15, 20, 25 and 30 gVS. L-1aresimilar to 1.0, 1.5, 2.0, 2.5, 3.0% VS], with 5 replications during 45 days at 35oC in the laboratory condition. The results showed that rice straw at loading rate ranging from 15 to 20 gVS. L-1 produced the highest biogas productivity (66-70.4 mL.gVS-1) (p <0.05), with other loading rates, the biogas was produced from 47.7 to 58.0 mL.gVS-1. Organic loading rate of water hyacinth at 2 to 2.5 gVS. L-1 produced thehighest biogas production (23-23.4 mL.VS-1) (p <0.05), the other VS rate produced from 18.9 to 20.0 mL.VS-1. After 20-day incubation, the methane concentration in straw treatments was higher by 40%, which can be used for burning. Whereas the methane concentration in water hyacinth treatment was lower than 20%. The treatment with 25 gVS L-1treatment after 25 days and 30 gVS. L-1 after 45 days of water hyacinth had produced higher than 50% of the methane concentration. The accumulation of VFAs in fermented batch resulted in the pH drop, which caused the low of biogas production. The study showed that the treatment of 2% VS rice straw and the treatment of 2.5% VS water hyacinth were suitable for biogas production.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm chọn hàm lượng rơm và lục bình phù hợp để sản xuất khí sinh học theo phương pháp ủ yếm khí theo mẻ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố trong bình ủ 120 mL, với 5 hàm lượng rơm và 5 hàm lượng lục bình khác nhau gồm [10, 15, 20, 25 và 30 gVS. L-1 – tương ứng với 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0%VS], với 5 lần lặp lại trong 45 ngày ở 35oC trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy với rơm ở hàm lượng từ 15 - 20 gVS. L-1 cho năng suất sinh khí cao nhất (66 – 70,4 mL.gVSnạp-1) (p<0,05), với các hàm lượng khác năng suất khí dao động từ 47,7 – 58,0 mL.gVSnạp-1. Với Lục bình với hàm lượng VS từ 2 – 2,5 % cho năng suất sinh khí cao nhất (23 – 23,4 mL.gVSnạp-1) (p<0,05), các hàm lượng chất rắn khác cho năng suất dao động từ 18,9 – 20,0 mL.gVSnạp-1. Sau 20 ngày ủ, nồng độ khí mê-tan ở các nghiệm thức rơm cao hơn 40%, ở mức nồng độ này có thể sử dụng cho đun nấu trong gia đình, trong khi các nghiệm thức lục bình có nồng độ khí mê-tan ở mức thấp hơn 20%. Nghiệm thức lục bình 25 gVS. L-1 sau 25 ngày và nghiệm thức 30 gVS. L-1 sau 45 ngày có nồng độ mê-tan cao hơn 50%. Sự tích lũy các VFAs làm pH trong mẻ ủ giảm dẫn đến sản lượng khí trong mẻ ủ sinh ra thấp. Nghiên cứu cho thấy nghiệm thức rơm 2%VS và nghiệm thức lục bình 2,5% VS thích hợp lựa chọn để sản xuất khí sinh học.
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Lê Thị Mộng Kha, Hồ Vũ Khanh, Huỳnh Văn Thảo, Nguyễn Võ Châu Ngân, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt và Kjeld Ingvorsen, 2017. Khả năng sinh khí biogas của rơm và lục bình theo phương pháp ủ yếm khí theo mẻ với hàm lượng chất rắn khác nhau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 93-99.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Phương Chi, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Kjeld Ingvorsen, 2015. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TIỀN XỬ LÝ SINH HọC LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes) LÊN KHẢ NĂNG SINH BIOGAS TRONG Ủ YẾM KHÍ THEO MẺ CÓ PHỐI TRỘN PHÂN HEO. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. MT2015: 102-110
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Minh Nhựt, Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, Huỳnh Văn Thảo, Đỗ Thị Xuân và Nguyễn Hữu Chiếm, 2020. Ảnh hưởng của hai loại biochar trấu đến sự phát thải khí CH4 và N2O từ đất phù sa trong điều kiện phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 109-118.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Văn Công, Võ Ngọc Thanh, Phạm Quốc Nguyên, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ALPHA-CYPERMETHRIN LÊN ENZYME CHOLINESTERASE VÀ SINH TRƯỞNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 23a: 262-272
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt, Nguyễn Võ Châu Ngân, Huỳnh Công Khánh, Huỳnh Văn Thảo, Kjeld Ingvorsen, 2015. Đánh giá khả năng sử dụng rơm và lục bình trong ủ yếm khí bán liên tục - ứng dụng trên túi ủ biogas polyethylene với quy mô nông hộ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 36: 27-35
Trích dẫn: Trần Sỹ Nam, Hồ Vũ Khanh, Châu Quan Tâm, Võ Chí Linh và Nguyễn Văn Công, 2017. Ảnh hưởng của iprobenfos lên tỷ lệ sống, enzyme cholinesterase và sinh trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 71-78.
Trần Sỹ Nam, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Hữu Chiếm, Nguyễn Võ Châu Ngân, Lê Hoàng Việt, Kjeld Ingvorsen, 2014. ƯỚC TÍNH LƯỢNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RƠM RẠ Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 32: 87-93
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên