This study was aimed to isolate and select protease bacteria and determine the most appropriate culture medium to produce proteases. From commercial natto and fresh soybean residue, five bacterial isolates were isolated on casein medium (pH 9.5). N1 isolate with the highest protease activity was chosen to sequence and compared with database GenBank of NCBI by BLAST N software. The results showed that N1 isolate was 99% of the identity with GU980947.1 Bacillussubtilis CICC 10023 and was named Bacillussubtilis N1. The results of the most appropriate medium for the production of protease from Bacillussubtilis N1 was 1% defatted soybean, cultivation pH and incubation time were 8 and 48 hours, respectively, enzyme activity reached 1.870 TU/mL. The crude protease was the alkaline protease with the optimal pH in the range of pH 8-9 and had the fibrinolytic activity.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm phân lập, tuyển chọn và khảo sát môi trường nuôi cấy thích hợp cho vi khuẩn để tổng hợp protease. Từ natto thương mại và bã đậu nành đã phân lập được năm dòng vi khuẩn trên môi trường casein, pH 9,5. Vi khuẩn N1 có hoạt tính protease cao nhất được tuyển chọn để định danh bằng cách giải trình tự vùng gen 16S rRNA và sử dụng phần mềm BLAST N so sánh với trình tự các dòng vi khuẩn có trong GenBank của NCBI. Kết quả cho thấy vi khuẩn N1 có tỉ lệ đồng hình cao với dòng GU980947.1 Bacillussubtilis CICC 10023 tỉ lệ 99% và được đặt tên là Bacillussubtilis N1. Kết quả khảo sát môi trường nuôi cấy vi khuẩn Bacillussubtilis N1 cho thấy đậu nành tách béo ở nồng độ 1,2% với thời gian lên men 48 giờ trong môi trường pH 8 là thích hợp nhất cho sự tổng hợp protease của vi khuẩn, hoạt tính cao nhất đạt 1,870 TU/mL. Protease thô thu được thuộc nhóm protease kiềm hoạt động tối ưu trong khoảng pH 8-9 và có khả năng thủy phân huyết khối fibrin.
Trích dẫn: Phan Thị Bích Trâm, Lương Thị Thu Hương và Khúc Ngọc Vy, 2019. Sản xuất protease từ Bacilus subtilis N1 sử dụng phụ phẩm đậu nành. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(6B): 30-37.
Phan Thị Bích Trâm, , 2004. NGHIÊN CỨU XỬ LÝ VỎ ĐẦU TÔM VỚI RỈ ĐƯỜNG VÀ ENZYM DÙNG LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC, GIA CẦM. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 125-130
Phan Thị Bích Trâm, Dương Thị Phượng Liên, Lê Minh Hoàng, 2014. KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CÁC HỢP CHẤT CHỐNG OXY HÓA TRONG RÂU BẮP (CORN SILK). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 158-164
Phan Thị Bích Trâm, Dương Thị Hương Giang, Trương Thủy Trang, 2007. TINH SẠCH VÀ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM PROTEASE TỪ TRÙN QUẮN (PHERETIMA POSTHUMA). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 08: 158-167
Trích dẫn: Phan Thị Bích Trâm và Nguyễn Thị Diễm My, 2016. Khảo sát hoạt tính các hợp chất kháng oxy hóa trong lá và thân cây chùm ngây (Moringa oleifera). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 179-184.
Tram, P.T.B., Liem, N.T. and Lien, D.T.P., 2018. Optimization of the polyphenolics extraction from red rice bran by response surface methodology. Can Tho University Journal of Science. 54(Special issue: Agriculture): 79-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên