Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện Phòng thí nghiệm Bệnh cây thuộc Trường Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao với vi khuẩn Dickeya fangzhongdaigây bệnh thối trái mít siêu sớm. Khả năng đối kháng của 26 chủng xạ khuẩn đối với vi khuẩn D. fangzhongdai được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 4 chủng CL-TG18, CL-TG24, TP-TG6 và CB-TG29 thể hiện khả năng đối kháng với vi khuẩn D. fangzhongdai cao nhất với bán kính vòng vô khuẩn (BKVVK) lần lượt là: 2,54 mm; 2,85 mm; 2,41 mm; 2,17 mm ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm (NSBT). Khả năng ức chế sự gia tăng mật số vi khuẩn của 4 chủng: CL-TG18, CL-TG24, TP-TG6 và CB-TG29 được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, chủng CL-TG18 vẫn thể hiện khả năng ức chế sự gia tăng mật số vi khuẩn D. fangzhongdai cao nhất với log mật số vi khuẩn hình thành thấp nhất là 8,24 log CFU/ml ở thời điểm 48 giờ sau khi bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng tiết enzyme protease phân giải protein của 4 chủng: CL-TG18, CL-TG24, TP-TG6 và CB-TG29 cũng được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng xạ khuẩn: CL-TG18 và CL-TG24 cho khả năng tiết enzyme protease phân giải protein cao nhất với bán kính vòng phân giải lớn nhất lần lượt là: 19,70 mm và 20,20 mm ở thời điểm 9 NSBT. Mặt khác, khả năng tiết enzyme lipase phân giải lipid của 4 chủng xạ khuẩn trên cũng được thực hiện với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng: CL-TG18 và CL-TG24 cho khả năng tiết enzyme lipase cao nhất với bán kính vòng phân giải lipid lớn nhất lần lượt là 14,29 mm và 14,40 mm ở thời điểm 9 NSBT.
Lê Minh Tường, Ngô Thị Kim Ngân, 2014. PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM RHIZOCTONIA SOLANI KUNH GÂY BỆNH ĐỐM VẰN TRÊN LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 113-119
Lê Minh Tường, Trần Thị Thu Em, 2014. KHảO SáT KHả NăNG ĐốI KHáNG CủA CáC CHủNG Xạ KHUẩN ĐốI VớI NấM PYRICULARIA ORYZAE GÂY BệNH ĐạO ÔN HạI LúA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 120-126
Lê Minh Tường, Lý Văn Giang, Phạm Tuấn Vủ, 2015. Định danh xạ khuẩn có triển vọng trong phòng trị bệnh cháy bìa lá hại lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 46-52
Trích dẫn: Lê Minh Tường và Đổ Thanh Tuyền, 2016. Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh đốm vằn trên bắp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 62-69.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên