Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra các chủng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh thán thư hại xoài do nấm Colletotrichum spp. gây ra. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, 3 chủng xạ khuẩn HG1, HG3 và HG6 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm thể hiện qua bán kính vòng vô khuẩn lần lượt 9,3mm; 10,6mm và 9,8mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 65,1%; 66,9% và 70,5% ở thời điểm 9 ngày sau thí nghiệm. Trong điều kiện in vivo, 2 chủng xạ khuẩn HG1 và HG3 ở 2 thời điểm xử lý phun 2 ngày trước khi lây bệnh nhân tạo và thời kiểm phun kết hợp 2 ngày trước + 2 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo có đường kính vết bệnh thấp hơn và hiệu quả giảm bệnh cao tương đương với nghiệm thức đối chứng sử dụng thuốc hóa học Carban 5SC đến thời điểm 14 ngày sau thí nghiệm.
Lê Minh Tường, Ngô Thị Kim Ngân, 2014. PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC CHỦNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM RHIZOCTONIA SOLANI KUNH GÂY BỆNH ĐỐM VẰN TRÊN LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 113-119
Lê Minh Tường, Trần Thị Thu Em, 2014. KHảO SáT KHả NăNG ĐốI KHáNG CủA CáC CHủNG Xạ KHUẩN ĐốI VớI NấM PYRICULARIA ORYZAE GÂY BệNH ĐạO ÔN HạI LúA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 120-126
Lê Minh Tường, Lý Văn Giang, Phạm Tuấn Vủ, 2015. Định danh xạ khuẩn có triển vọng trong phòng trị bệnh cháy bìa lá hại lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 41: 46-52
Trích dẫn: Lê Minh Tường và Đổ Thanh Tuyền, 2016. Hiệu quả phòng trị của xạ khuẩn đối với bệnh đốm vằn trên bắp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 62-69.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên