Thư viện (TV) Việt Nam đang từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa để tạo ra những bước tiến quan trọng trong hội nhập với TV thế giới. Một trong những cách để TV Việt Nam xóa dần được khoảng cách với TV các nước trên thế giới và hội nhập là áp dụng thành tựu của khoa học CN vào tất cả các hoạt động trong TV. Web 2.0 là một lựa chọn không thể thiếu cho các TV hàng đầu trên thế giới. Nói về Web 2.0, các chuyên gia thường mô tả như: “một không gian cho phép mọi người tạo và chia sẻ thông tin (TT) trực tuyến –một không gian cho sự hợp tác, luận đàm, giao tiếp; một không gian mà ở đó có tính năng động, linh hoạt, và thích ứng cao” (Coombs, 2007); “có tính mở, tin vào người dùng” (Black, 2007); “triết lý của việc tối ưu hóa trí tuệ tập hợp và những giá trị thêm vào của mỗi người tham gia bằng cách chia sẻ TT và sự sáng tạo” (Meckel, 2006). Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa khoa học Xã hội & Nhân văn kết hợp với Trung tâm Học liệu, trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu, khảo sát và thiết kế trang web ứng dụng công nghệ Web 2.0 có tên là LRC2.0 – Nơi người dùng tạo ra giá trị TV. Trang LRC 2.0 này có đầy đủ các ứng dụng Web 2.0 đã đề cập đến trong nghiên cứu như YouTube, Blog, RSS, Google Apps, Zopim, Mobile Web, và các Google Apps cũng như các liên kết đến các ứng dụng mạng XH như Facebook, Twitter, … và hướng dẫn sử dụng Zotero, Mendeley, hay các phần mềm nguồn mở ứng dụng trong TV và học tập khác…
Trích dẫn: Lâm Thị Hương Duyên, 2016. Mức độ cần thiết của chương trình thông tin học tại Trường Đại học Cần Thơ so với nhu cầu thực tế của xã hội và các giải pháp để nâng cao khả năng có việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 46c: 15-22.
Lâm Thị Hương Duyên, Lý Thành Lũy, Nguyễn Thị Kim Tri, 2015. Thực trạng việc ứng dụng Web 2.0 trong các thư viện đại học Việt Nam và đề xuất trang Web 2.0 mẫu cho Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ và thư viện đại học. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 39: 64-73
Lâm Thị Hương Duyên, Trần Thụy Vân Anh, Nguyễn Lê Ánh Tuyết, La Hoàng Kim Yến Phượng, 2014. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG VÀ THÓI QUEN SỬ DỤNG TÀI LIỆU TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN, HỌC VIÊN CAO HỌC VÀ THỰC TRẠNG TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 8-14
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên