Hoạt động nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Làm cách nào để xác định được nguồn gốc, chất lượng một sản phẩm nuôi trồng thủy sản đang được bán trên thị trường rất được người tiêu dùng và các cơ quan chức năng quan tâm. Bài viết này đề xuất xây dựng một hệ thống thông tin hỗ trợ xác định nguồn gốc thủy sản bằng mã QR (Quick Response code). Để thực hiện quy trình trong hệ thống, trước hết người nuôi (nông dân) đăng ký mã QR tương ứng cho sản phẩm của mình, sau đó cập nhật các biến động trong suốt quá trình nuôi (ví dụ, theo mô hình Việt GAP). Khi thu hoạch, sản phẩm (thô hoặc qua chế biến) sẽ được dán mã QR trước khi phân phối ra thị trường. Người tiêu dùng (khách hàng) khi mua sản phẩm có thể dễ dàng truy xuất lại thông tin nuôi trồng thông qua việc quét mã QR từ điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, hệ thống cũng quản lý và giới thiệu các loại thủy hải sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm hỗ trợ người dùng tra cứu và tìm kiếm thông tin. Sau khi phân tích, thiết kế, xây dựng và kiểm thứ hệ thống trên một số dữ liệu mẫu, kết quả cho thấy việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng thực tế...
Nguyễn Thái Nghe, Võ Hùng Vĩ, Nguyễn Văn Đồng, 2014. MỘT GIẢI PHÁP TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ GIỮ XE THÔNG MINH. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 35: 17-30
Nguyễn Thái Nghe, Nguyễn Tấn Phong, 2014. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GỢI Ý BÀI HÁT DỰA TRÊN PHẢN HỒI TIỀM ẨN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 34: 81-91
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên