Nghiên cứu được tiến hành nhằm phân tích hiệu quả của mô hình giáo dục môi trường theo phương pháp lồng ghép/tích hợp. 10 trường tiểu học ở vùng nông thôn của tỉnh Hậu Giang (huyện Phụng Hiệp, huyện Châu Thành A, Thị xã Long Mỹ) và 50 giáo viên đã tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu xã hội học với cách chọn mẫu phi xác suất đã được sử dụng. Số liệu sơ cấp được dùng trong phân tích bằng mô hình Binary Logistic. Trong đó, biến Y là hiệu quả của hoạt động giáo dục môi trường, biến phụ thuộc. Các biến độc lập bao gồm X1: Thời gian; X2: Tài liệu; X3: Độ tuổi; X4: Hỗ trợ của phụ huynh. Kết quả như sau: Loge P(Y=1)/P(Y=0) = -4,373 + 2,816X1 + 3,228X2 – 4,483X3 + 3,378X4. Tỉ lệ dự đoán đúng của mô hình là 90%.
Trích dẫn: Lê Trần Thanh Liêm và Phạm Ngọc Nhàn, 2020. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình điện năng lượng mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình tại Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(2C): 161-167.
Trích dẫn: Lê Trần Thanh Liêm, Sử Kim Anh, Cao Hoàng Tiến, Nguyễn Thị Bạch Kim và Nguyễn Tí Hon, 2020. Hiện trạng và giải pháp nâng cao ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học của giáo viên - Nghiên cứu tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(1C): 187-194.
Liem, L.T.T., 2018. Research on environmental education through extra-curricular activities organized by community resources for primary students in rural areas of Hau Giang province. Can Tho University Journal of Science. 54(8): 63-69.
Liem, L.T.T., Nhan, P.N. and Trang, P.K., 2018. Research on situation of environmental education for primary students in rural areas of Hau Giang province. Can Tho University Journal of Science. 54(2): 67-74.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên