Trong giao tiếp, phong cách ngôn ngữ (PCNN) luôn giữ vai trò môi giới. Tất cả những nét phong phú và sâu sắc, thâm thuý và tinh tế, tất cả những khả năng biến hoá của tiếng Việt đều thể hiện trong phong cách (PC) và qua PC. Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường cần được giải quyết trong sự gắn bó mật thiết với PC. Mọi sự non kém, thiếu sót về ngôn ngữ đều sẽ bộc lộ khi sử dụng các PCNN. Sự phân loại và miêu tả các PCNN có ý nghĩa về nhiều mặt: ý nghĩa xã hội, ý nghĩa lí luận và ý nghĩa sư phạm. Học sinh (HS) tốt nhiệp bậc trung học phổ thông (THPT), sau khi học phần tiếng Việt, trong đó có kiến thức về PCNN, sẽ có thể nói viết phù hợp trong mọi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc phân loại, miêu tả các PCNN không phải bao giờ cũng rạch ròi và một số văn bản không dễ dàng xác định PCNN. Điều này bộc lộ rõ qua một số đề thi có yêu cầu xác định PCNN mà HS, giáo viên (GV) và cả người viết bài này cũng không khỏi bối rối vì những văn bản đưa ra để yêu cầu xác định không tiêu biểu, không thể hiện rõ những đặc trưng, đặc điểm ngôn ngữ thậm chí có sự giao thoa giữa các PC. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ nêu lên hai trường hợp cụ thể: đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn của kì thi tốt nghiệp THPT và đề kiểm tra ở một trường THPT.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên