Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã khái quát hiện thực xã hội Nam bộ những năm đầu thế kỉ XX. Trong mỗi tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều in đậm dấu ấn văn hóa một thời của xứ sở phương Nam. Dõi theo mọi sinh hoạt, quan sát cách ăn nếp ở, lắng nghe từng tiếng chào, câu nói của người dân miền đồng bằng sông nước, Hồ Biểu Chánh đã nhận ra những gì còn đọng lại qua năm tháng, làm nên lối sống, cốt cách con người Nam bộ. Nhờ vậy, Hồ Biểu Chánh đã tái hiện sinh động cách giao tiếp của cư dân vùng đất mới. Hơn thế, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn thể hiện các yếu tố tác động đến hoạt động giao tiếp của người Nam bộ: ý thức, tình cảm, thái độ. Những yếu tố này không chỉ xuất hiện với tư cách là chủ thể tác động, mà còn được nhắc đến như một hệ quả tất yếu của cách giao tiếp phổ biến ở Nam bộ vào những năm đầu thế kỉ XX. Chính nó góp phần hình thành văn hóa giao tiếp của người Nam bộ. Khai thác vấn đề theo hướng này là cách tìm hiểu đặc điểm văn hóa giao tiếp của người Nam bộ, từ một trường hợp tiêu biểu, qua tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên